Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương mới đây đã có buổi kiểm tra hoạt động tại nhà máy xử lý rác Phú Sơn, thị xã Hương Thủy.
Nhà máy điện rác Phú Sơn do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2021 với diện tích hơn 11 ha, tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng. Hiện dự án này đang trong giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Nhà máy điện rác Phú Sơn dự kiến hoạt động chính thức từ tháng 3/2024
Báo cáo tình hình thực hiện dự án, Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB cho biết, nhà máy điện rác Phú Sơn áp dụng mô hình BOO, thời gian hoạt động là 25 năm (bao gồm thời gian xây dựng và thời gian vận hành dự án).
Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác, tạo ra khoảng 93 triệu kWh mỗi năm.
Trong quá trình vận hành thử nghiệm, từ ngày 1/9/2023 đến ngày 18/2/2024, nhà máy đã nhập vào xưởng tổng lượng rác hơn 43.422 tấn; khối lượng rác đưa vào lò đốt khoảng 28.299 tấn. Lượng điện phát ra là 14,6 triệu kWh, lượng điện truyền tải lên lưới là 12,5 triệu kWh.
Theo đại diện nhà máy, kết quả các đợt quan trắc (khí thải, nước thải) đều đạt quy chuẩn, quy định; trong đó, số liệu quan trắc khí thải đã truyền online về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
Qua kiểm tra thực tế tại nhà máy xử lý rác Phú Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cho biết đây là một trong những dự án đầu tiên tại địa phương đưa công nghệ tiên tiến vào giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt phát sinh, tạo ra nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường.
“Dự án này góp phần giúp TP Huế tiếp cận với công nghệ xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch chung về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố”, ông Phương nhấn mạnh.
Để nhà máy chính thức hoạt động, dự kiến tháng 3/2024, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng quy định trong quá trình vận hành thử nghiệm.
Đồng thời, chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình vận hành thử nghiệm; sớm hoàn thiện một số thủ tục, hạng mục còn lại để đưa vào vận hành chính thức trong thời gian tới.
-
Vị trí Bamboo Capital sẽ xây 2 nhà máy điện rác hơn 6.500 tỷ tại TP.HCM và Long An
Nhà máy đốt rác phát điện tại TP.HCM sẽ được BCG Energy, thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital xây dựng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi trên diện tích 20 ha với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
-
Tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư dự án nhà máy đốt rác phát điện 2.286 tỷ đồng tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu xin gia hạn thêm 2 tháng để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....