Ngày 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện).
Đánh giá cao việc Tập đoàn Hoa Điện có quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng mở, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang thúc đẩy phấn đấu đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo, do đó nhu cầu về điện cũng tăng theo, nhất là nhu cầu về điện sạch, phục vụ phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc
Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài và Trung Quốc mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững, phù hợp với thế mạnh của Trung Quốc, mang lại lợi ích cho cả hai bên, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Ông Bành Cương Bình cho biết, Tập đoàn Hoa Điện là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Thiết bị và hệ thống kỹ thuật cao cấp; đầu tư và xây dựng nhà máy điện năng lượng sạch; bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp điện.
Với tổng tài sản hơn 100 tỷ USD, tập đoàn này hiện có khoảng 93.000 công nhân viên, nhiều năm liền trong nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Điện đã đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD vào các dự án điện với tổng công suất lắp đặt đạt 1,5 GW, gồm: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 4 dự án điện gió tại Đắk Lắk.
Tập đoàn này mong muốn tiếp tục đầu tư phát triển ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó triển khai thêm dự án điện sinh khối, điện gió, dự trữ năng lượng tại Đắk Lắk, Trà Vinh, Quảng Trị, Lâm Đồng; hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực…
Theo đó, ông Bành Cương Bình đề xuất Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư cho các dự án năng lượng xanh, như điện gió, điện mặt trời, sinh khối, hydro, lưu trữ năng lượng và thủy điện tích năng, nhất là chính sách đối với công nghệ nâng cấp năng lượng truyền thống, tiết kiệm năng lượng, phát thải thấp và cải tạo linh hoạt nhà máy nhiệt điện than.
Trước mắt, Tập đoàn Hoa Điện đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án hiện hữu, đẩy nhanh quá trình nghiệm thu, phê duyệt và đưa vào vận hành thương mại; tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn trong lựa chọn địa điểm, sử dụng đất, triển khai dự án mới.
Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn tiếp tục đầu tư thêm các dự án năng lượng xanh, như điện gió, điện mặt trời, sinh khối, hydro, lưu trữ năng lượng và thủy điện tích năng tại Việt Nam, đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại, nghiên cứu phát triển…
Đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Tập đoàn Hoa Điện tháo gỡ các vướng mắc tại các dự án mà tập đoàn này đang đầu tư.
-
Tập đoàn Trung Quốc muốn xây nhà máy xử lý rác 1.000 tấn/ngày tại Vĩnh Phúc
Dịch Quảng – tên tuổi lớn trong ngành xây dựng và môi trường sinh thái của Trung Quốc – vừa đề xuất xây dựng một nhà máy xử lý rác thải quy mô lớn tại Vĩnh Phúc, mở ra kỳ vọng cải thiện hạ tầng môi trường của tỉnh công nghiệp này.
-
Một tập đoàn Trung Quốc quan tâm đến dự án đường sắt cao tốc và nhà ở xã hội tại Việt Nam
Ngày 3/12, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị có buổi tiếp, làm việc với Tổng Giám đốc Tập đoàn Hợp tác kinh tế & kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc) Cai Kun và các thành viên trong đoàn.
-
Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư hơn 1 tỷ USD làm dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện tập đoàn Sungrow Renewables cho biết sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu rộng hơn thị trường Việt Nam, đầu tư xây dựng thêm nhiều dự án năng lượng tái tạo lên tới 1 GW, với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....