Nhà thu nhập thấp tại Hà Nội giá cao là do phải “gánh” thêm chi phí hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng... nhưng nếu việc giám sát được thực hiện chặt chẽ hơn thì giá vẫn có thể giảm xuống.
Cùng cơ chế hỗ trợ như nhau nhưng giá nhà cho người có thu nhập thấp ở Hà Nội lại cao gấp 2 lần Đà Nẵng.
Quan điểm trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng đưa ra khi trả
lời câu hỏi của VnEconomy “tại sao cùng một cơ chế hỗ trợ như nhau
nhưng giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội lại gấp 2 lần Đà Nẵng, Thanh
Hóa...?”.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho phân khúc “nhà giá rẻ” tại Hà Nội vốn được hàng vạn người dân mong mỏi đón chờ lại trở nên ế ẩm, không nhiều người mua. Tại các dự án như Kiến Hưng, Sài Đồng, Đặng Xá... người đến nộp hồ sơ ngày một thưa thớt dần.
Thậm chí có dự án như Kiến Hưng của Công ty Vinaconex Xuân Mai, một số người dân đã nộp hồ sơ đã quay lại xin rút, không đăng ký tham gia bốc thăm dù có đủ điều kiện để được mua nhà. Còn trong lần bốc thăm mua nhà tại dự án CT1, CT2 Đại Mỗ của Tổng công ty Viglacera ngày 19/12 vừa qua, số hồ sơ tham dự cũng không nhiều hơn số căn hộ chào bán bao nhiêu, nghĩa là gần như cứ tham gia bốc thăm là trúng.
Ngoài những nguyên nhân về ràng buộc pháp lý như điều kiện xét duyệt khắt khe, cấm chuyển nhượng, mua bán, cho thuê trong vòng 10 năm... phản ánh của người dân Thủ đô cho thấy, lý do quan trọng khiến họ không còn thấy mặn mà với “nhà giá rẻ” chính là vì giá chào bán quá cao so với kỳ vọng cũng như tính toán của giới chuyên môn.
Đem câu chuyện “nhà giá rẻ” bị ế vì giá cao lên hỏi lãnh đạo thành phố Hà Nội, VnEconomy nhận được câu trả lời từ Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng “giá bán cao là do giá thành cao!”.
Thế nhưng, giá thành của nhà thu nhập thấp ở đây là gì, gồm những khoản nào và vì sao ở Hà Nội lại cao hơn ở Thanh Hóa, Đà Nẵng... Với người dân, họ chỉ biết rằng, chi phí quan trọng và chủ yếu nhất của một sản phẩm bất động sản chính là giá đất. Nhưng với nhà thu nhập thấp, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận được sự ưu đãi của nhà nước thông qua chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, thậm chí có dự án được giao hẳn đất không thu tiền...
Như vậy, những chi phí còn lại như vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng...gần như đã có một mặt bằng chung về giá trên toàn quốc, chênh lệch có chăng chỉ là một mức nhỏ không đáng kể. Vậy nên người dân mới đặt câu hỏi: can cớ gì mà giá thành nhà thu nhập thấp tại Hà Nội lại gấp hai, thậm chí gấp 3 lần những nơi khác khiến người mua nhà không thể với tới?
Bức xúc hơn, trong một hội nghị về bất động sản cách đây chưa lâu, một vị Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã thản nhiên “phán” rằng: những ai muốn mua nhà giá rẻ 5, 6 triệu đồng/m2 thì vào Thanh Hóa mà mua!
Không biết những người trong cuộc và các chuyên gia về xây dựng, bất động sản nghĩ gì sau phát ngôn đó. Nhưng với người dân, khi một vị đại diện cho cơ quan quản lý phát biểu như vậy, khó có ai ngăn cấm họ nghĩ rằng, dường như cơ quan quản lý đang cổ xúy cho doanh nghiệp bất động sản đẩy giá lên trong sự bất lực, thất vọng của hàng triệu người dân.
Câu chuyện “nhà giá rẻ” vì sao bị ế chỉ dường như được lý giải phần nào khi thắc mắc này được VnEconomy chuyển tới người đứng đầu Bộ Xây dựng – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng.
Thật bất ngờ, câu đầu tiên ông chia sẻ với VnEconomy “bản thân tôi lúc đầu cũng thắc mắc vì sao lại có sự chênh lệch này”.
Tuy nhiên, trong phần giải thích của vị Bộ trưởng, dù đó có thể là sự “hợp lý hóa” cho câu chuyện giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội khi ông cho rằng, các dự án nhà thu nhập thấp ở các địa phương có giá khá rẻ là vì đã có sẵn hạ tầng, đường sá, điện... trong khi một dự án ở Hà Nội chủ đầu tư phải lo tất cả mọi thứ, cộng với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao hơn nên rốt cục là giá bán nhà cao hơn các địa phương khác.
Thế nhưng, nhờ vào vị trí, quyền hạn cũng như thông tin có được của một vị lãnh đạo, quản lý hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, nên Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng mới biết và có thể khẳng định rằng: giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội cao, ngoài nguyên nhân trên còn có nguyên nhân do cầu trên thị trường ở Hà Nội lớn nên chủ đầu tư dễ dàng có điều kiện “đẩy” giá lên cao.
Và theo như lời Bộ trưởng Dũng “nếu các cơ quan chức năng mà sốt sắng, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong các khâu làm, bán nhà thu nhập thấp thì giá có thể giảm hơn nữa, không còn cao như mức hiện nay”.
Như vậy câu chuyện giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội đã phần nào được sáng tỏ sau phát biểu của vị Bộ trưởng. Rất có thể, phát biểu này rồi đây sẽ tạo nên một bước ngoặt về giá bán cũng như tính thanh khoản cho một phân khúc nhà ở mang đậm tính nhân văn này.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho phân khúc “nhà giá rẻ” tại Hà Nội vốn được hàng vạn người dân mong mỏi đón chờ lại trở nên ế ẩm, không nhiều người mua. Tại các dự án như Kiến Hưng, Sài Đồng, Đặng Xá... người đến nộp hồ sơ ngày một thưa thớt dần.
Thậm chí có dự án như Kiến Hưng của Công ty Vinaconex Xuân Mai, một số người dân đã nộp hồ sơ đã quay lại xin rút, không đăng ký tham gia bốc thăm dù có đủ điều kiện để được mua nhà. Còn trong lần bốc thăm mua nhà tại dự án CT1, CT2 Đại Mỗ của Tổng công ty Viglacera ngày 19/12 vừa qua, số hồ sơ tham dự cũng không nhiều hơn số căn hộ chào bán bao nhiêu, nghĩa là gần như cứ tham gia bốc thăm là trúng.
Ngoài những nguyên nhân về ràng buộc pháp lý như điều kiện xét duyệt khắt khe, cấm chuyển nhượng, mua bán, cho thuê trong vòng 10 năm... phản ánh của người dân Thủ đô cho thấy, lý do quan trọng khiến họ không còn thấy mặn mà với “nhà giá rẻ” chính là vì giá chào bán quá cao so với kỳ vọng cũng như tính toán của giới chuyên môn.
Đem câu chuyện “nhà giá rẻ” bị ế vì giá cao lên hỏi lãnh đạo thành phố Hà Nội, VnEconomy nhận được câu trả lời từ Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng “giá bán cao là do giá thành cao!”.
Thế nhưng, giá thành của nhà thu nhập thấp ở đây là gì, gồm những khoản nào và vì sao ở Hà Nội lại cao hơn ở Thanh Hóa, Đà Nẵng... Với người dân, họ chỉ biết rằng, chi phí quan trọng và chủ yếu nhất của một sản phẩm bất động sản chính là giá đất. Nhưng với nhà thu nhập thấp, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận được sự ưu đãi của nhà nước thông qua chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, thậm chí có dự án được giao hẳn đất không thu tiền...
Như vậy, những chi phí còn lại như vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng...gần như đã có một mặt bằng chung về giá trên toàn quốc, chênh lệch có chăng chỉ là một mức nhỏ không đáng kể. Vậy nên người dân mới đặt câu hỏi: can cớ gì mà giá thành nhà thu nhập thấp tại Hà Nội lại gấp hai, thậm chí gấp 3 lần những nơi khác khiến người mua nhà không thể với tới?
Bức xúc hơn, trong một hội nghị về bất động sản cách đây chưa lâu, một vị Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã thản nhiên “phán” rằng: những ai muốn mua nhà giá rẻ 5, 6 triệu đồng/m2 thì vào Thanh Hóa mà mua!
Không biết những người trong cuộc và các chuyên gia về xây dựng, bất động sản nghĩ gì sau phát ngôn đó. Nhưng với người dân, khi một vị đại diện cho cơ quan quản lý phát biểu như vậy, khó có ai ngăn cấm họ nghĩ rằng, dường như cơ quan quản lý đang cổ xúy cho doanh nghiệp bất động sản đẩy giá lên trong sự bất lực, thất vọng của hàng triệu người dân.
Câu chuyện “nhà giá rẻ” vì sao bị ế chỉ dường như được lý giải phần nào khi thắc mắc này được VnEconomy chuyển tới người đứng đầu Bộ Xây dựng – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng.
Thật bất ngờ, câu đầu tiên ông chia sẻ với VnEconomy “bản thân tôi lúc đầu cũng thắc mắc vì sao lại có sự chênh lệch này”.
Tuy nhiên, trong phần giải thích của vị Bộ trưởng, dù đó có thể là sự “hợp lý hóa” cho câu chuyện giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội khi ông cho rằng, các dự án nhà thu nhập thấp ở các địa phương có giá khá rẻ là vì đã có sẵn hạ tầng, đường sá, điện... trong khi một dự án ở Hà Nội chủ đầu tư phải lo tất cả mọi thứ, cộng với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao hơn nên rốt cục là giá bán nhà cao hơn các địa phương khác.
Thế nhưng, nhờ vào vị trí, quyền hạn cũng như thông tin có được của một vị lãnh đạo, quản lý hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, nên Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng mới biết và có thể khẳng định rằng: giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội cao, ngoài nguyên nhân trên còn có nguyên nhân do cầu trên thị trường ở Hà Nội lớn nên chủ đầu tư dễ dàng có điều kiện “đẩy” giá lên cao.
Và theo như lời Bộ trưởng Dũng “nếu các cơ quan chức năng mà sốt sắng, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong các khâu làm, bán nhà thu nhập thấp thì giá có thể giảm hơn nữa, không còn cao như mức hiện nay”.
Như vậy câu chuyện giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội đã phần nào được sáng tỏ sau phát biểu của vị Bộ trưởng. Rất có thể, phát biểu này rồi đây sẽ tạo nên một bước ngoặt về giá bán cũng như tính thanh khoản cho một phân khúc nhà ở mang đậm tính nhân văn này.
Theo Song Hà (Vneconomy)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Dinh thự bên bờ sông Vàm Cỏ Đông tại Waterpoint Long An | Dinh thự sông giá tốt
34 tỷ 448 triệu- 786m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0778711***
VIP
Bán biệt thự Park Village mã căn V96-C00.15 mua trực tiếp CDT tại Waterpoint LA
16 tỷ - 300m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0778711***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
hiếm Dương Khuê, phân lô bàn cờ, ô tô tránh, nhà đẹp thang máy, hơn 25 tỷ
25 tỷ 500 triệu- 65m2
Cầu Giấy, Hà Nội
Hôm nay
0931550***
VIP
Cần bán gấp căn hộ cao cấp 2PN 70m2 cách q1 và sân bay 14km giá cực sốc 2,99 tỷ
Thương lượng- 0m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Căn hộ 72m2 gồm 2PN + 2WC sổ sẵn view sân golf tặng full NT Cao Cấp giá 2,8 tỷ
Thương lượng- 72m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: Nhà thu nhập thấp