Gánh nợ ngay lần đầu “nhập môn”
Bất chấp những cảnh báo được nhiều chuyên gia đưa ra rằng thời điểm này không còn là cuộc chơi của những nhà đầu tư lướt sóng, nhiều người vẫn tìm kiếm cơ hội đầu tư chớp nhoáng, vẫn xuống tiền mua đất chờ thị trường ấm lên.
Ông Thanh là một trong những nhà đầu tư như vậy. Hơn nửa năm nay, ông như ngồi trên đống lửa vì đang ôm hai miếng đất, còn nợ hơn 1 tỉ đồng nhưng rao bán mãi không ai mua.
Đây là lần đầu tiên ông Thanh đầu tư bất động sản theo lời mời chào của bạn bè. Hai lô đất ông mua nằm tại Bình Dương, cách khu công nghiệp không xa, lại có giá chỉ hơn một tỉ đồng mỗi miếng.
Ông Thanh mạnh dạn thế chấp căn nhà đang ở, quyết định “chơi lớn”, mua hẳn hai lô liền nhau thay vì một lô như kế hoạch ban đầu.
“Tiền trả lãi vay và nợ gốc hàng tháng trích từ nguồn thu nhập từ cửa hàng nội thất của hai vợ chồng. Nhưng dịch bệnh khiến việc kinh doanh ế ẩm, doanh thu giảm sút nên tháng nào cũng chật vật với xoay được hơn chục triệu trả nợ ngân hàng”, ông Thanh cho biết.
Ông Thanh đã cân nhắc đến việc bán sớm để giải tỏa áp lực tài chính, nhưng gọi bán lúc này không dễ. Khi giá xuống thì nhiều người lại không dám mua, sợ còn xuống nữa.
Đã có rất nhiều nhà đầu tư nếm trái đắng vì "lướt sóng" bất động sản
Ông Nhiều, ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM cũng lâm cảnh tương tự. Ông cho biết đã đầu tư một mảnh đất tại Bình Dương bằng tiền của mình. Nhưng do non kinh nghiệm, ông đã chọn vị trí ở xa khu dân cư vì ham diện tích rộng, giá rẻ.
Ông Nhiều cho biết đã đợi nhiều năm nhưng hạ tầng không mấy cải thiện nên giá không lên đáng kể. Tháng rồi, ông đành ngậm ngùi bán mảnh đất đó và chỉ vời vài chục triệu đồng, thua xa số tiền thu được nếu mang gửi ngân hàng trong gần ba năm qua.
Một chuyên gia bất động sản cho biết, trong nhiều năm qua, dù thị trường bất động sản trải qua nhiều giai đoạn lên xuống, giá nhà đất có lúc tăng rồi chững lại nhưng hầu như không giảm. Chính vì vậy, nhiều người có tâm lý “mua thổ thì lời” vẫn sẵn sàng nhảy vào thị trường. Nhưng không ít nhà đầu tư tay ngang, ít vốn đã “mắc cạn”.
Hết cửa lướt sóng
Trao đổi với CafeLand, tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, bất động sản là lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng, nếu nhìn vào nhu cầu nhà ở, nhu cầu bất động sản thương mại dịch vụ, nhu cầu về bất động sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh đều rất lớn. Lý do là vì Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tiềm năng tăng trưởng tốt, mức thu nhập, đời sống người dân đặc biệt tầng lớp trung lưu mới nổi phát triển rất nhanh.
Bên cạnh đó là sự thay đổi về cách sống, lối sống tiện ích hơn, xanh hơn, an toàn hơn. Tất cả những điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản là rất lớn ở tất cả các phân khúc. Chính vì vậy, cơ hội đầu tư kinh doanh dài hạn ở lĩnh vực bất động sản là rất tốt.
Tiến sĩ Võ Trí Thành
Dù vậy, theo ông Thành, từ nay đến tháng 6/2021 không phải là thời của bất động sản đầu cơ, dù hiện nay thị trường cũng có những yếu tố thuận lợi như lãi suất giảm, vay vốn thuận lợi.
Chuyên gia này lưu ý, dù việc tiếp cận vốn thuận lợi hơn nhưng đừng quá kỳ vọng vào đòn bẩy tài chính vì hai lý do.
Thứ nhất, trong thời điểm này, nhiều phân khúc đang ở giai đoạn rất khó khăn. Khó khăn đó cộng với những yếu tố bất định càng cho khả năng tính toán, khả năng đạt được mục tiêu càng khó khăn hơn
Thứ hai, trong giai đoạn này, tiền mặt là vua, nếu dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ lướt sóng, rủi ro rất cao.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng hiện nay hầu như không còn cơ hội cho các nhà đầu tư lướt sóng.
“Mọi người đang nói câu chuyện đi săn những bất động sản giá rẻ, nhưng trên thực tế hầu như không có cơ hội “vàng” như vậy dành cho các nhà đầu tư cá nhân và cả nhà đầu tư tổ chức”, ông Khương khẳng định.
Chuyên gia đến từ Savills Việt Nam đánh giá Covid-19 tác động lên mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường cũng đang đối diện với những ách tắc pháp lý tại các dự án khiến nguồn cung ra thị trường không nhiều.
-
Chạy theo “ông lớn”, dân lướt sóng “chết chìm”
CafeLand – Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định, những tập đoàn lớn luôn tạo sức hút rất lớn mỗi khi đầu tư dự án bất động sản ở một khu vực nào đó. Thậm chí, có những dự án dù mới chỉ nằm trên ý tưởng, đề xuất cũng đã gây sốt và tạo nên làn sóng đầu tư ăn theo nhưng kèm với đó là không ít rủi ro.
-
6 chiến lược đầu tư bất động sản kinh điển cho năm 2024
Bất động sản tiếp tục là một khoản đầu tư hữu ích trong năm 2024, có tiềm năng thu nhập thụ động và tăng giá lâu dài. Đây cũng là một cách thông minh để đa dạng hóa danh mục đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu và quỹ tương hỗ truyền thống....
-
4 dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng giao dịch bất động sản
Trong quá trình giao dịch, nhiều nhà đầu tư bất động sản mới rất ngại việc phải dừng một thỏa thuận mua bán. Dù đã phát hiện ra vấn đề, nhưng phần lớn trong số họ vẫn quyết định tiếp tục giao dịch với tâm lý “được ăn cả, ngã về không”....
-
Căn hộ hàng hiệu hấp dẫn nhờ lợi suất và giá bán tăng
Lợi thế của các căn hộ hàng hiệu là giúp nhà đầu tư đạt mức lợi suất tốt hơn và giá trị chuyển nhượng cao hơn nhờ chất lượng và thương hiệu gắn liền với dự án.