Nên mừng hay nên lo?
Theo Cục Thống kê TP.HCM, năm 2012, TP.HCM cấp phép cho 8 dự án BĐS FDI với vốn đăng ký 117,7 triệu USD, chiếm 21,7%, đứng thứ hai về vốn sau ngành thương mại (tổng vốn FDI đăng ký đạt 514 triệu USD).
Đây là con số khiêm tốn nhất kể từ năm 2008, thời điểm Thành phố "bội thu" về thu hút FDI, với con số 8 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó, dù chỉ với năm dự án nhưng BĐS chiếm đến 80% về vốn - đều là những dự án có quy mô từ 400 triệu USD trở lên.
Trong nhiều năm liền, BĐS luôn là lĩnh vực dẫn đầu về tỷ trọng vốn đăng ký. Cụ thể, trong số hơn 40 dự án tại TP.HCM có quy mô trên 100 triệu USD, đến thời điểm này đã có khoảng 25 dự án thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS.
Thế nhưng, năm 2012, thương mại lại vươn lên vị trí quán quân. Quy mô vốn lẫn số lượng dự án BĐS FDI đầu tư vào TP.HCM đang ngày một giảm dần. 117,7 triệu USD cho 8 dự án, tương ứng với vốn đăng ký bình quân cho mỗi dự án chưa đến 15 triệu USD.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (ThuducHouse) đưa ra dự báo, Chính phủ đang có chính sách cơ cấu lại thị trường, hoãn và tạm dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng, nhằm hạn chế nguồn cung nên FDI vào lĩnh vực BĐS sẽ tiếp tục giảm do nhiều dự án sẽ tiếp tục bị trì trệ và không ít nhà đầu tư ngoại sẽ rút vốn khỏi dự án.
Quy mô vốn suy giảm, mức độ quan tâm của nhà đầu tư ngoại vào thị trường nhà đất đã có chọn lọc hơn. Điều này có là tín hiệu buồn? Nhìn lại 8 dự án của năm 2008, tạm gọi là các "dự án tỷ đô”, một câu hỏi đặt ra là liệu đã có bao nhiêu dự án trong số đó đã đi vào hoạt động?
Khu đô thị đại học quốc tế - VIUT, Trung tâm Tài chính Việt Nam - VFC với vốn đăng ký lần lượt là 3,5 tỷ USD và 900 triệu USD vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục về xây dựng, giải phóng mặt bằng...
Đa phần những dự án có vốn đầu tư lớn thường có phân kỳ đầu tư dài và đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực về tài chính lẫn có trách nhiệm với chính những cam kết của mình, không phải chuyện "đầu voi, đuôi chuột", rầm rộ tuyên bố đầu tư tỷ đô nhưng sau đó "trùm mền" dự án vì không có năng lực thực hiện.
Do đó, dự án nhỏ, vốn đăng ký ít không phải là chuyện buồn, vấn đề quan trọng là nhà đầu tư có giải ngân vốn để thực thi các cam kết với thị trường hay không.
Thử đá, thử vàng
Thực tế thì không riêng gì BĐS, tổng vốn FDI thu hút trong năm 2012 của TP.HCM cũng giảm mạnh. Song, một số dự án vẫn có mức giải ngân tốt. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm 2012, vốn FDI giải ngân đạt 470,2 triệu USD.
Trong đó, các dự án BĐS có mức giải ngân cao như: Công ty CP Phát triển Nhà Daewon - Thủ Đức đã giải ngân được 20,5 triệu USD (xây dựng 3 khu chung cư 16 tầng); dự án của Công ty TNHH Riviera Point (Keppel Land, Singapore chiếm 75% vốn) đã giải ngân được 206 triệu USD.
Riêng dự án khu phức hợp cao cấp trên đường Nguyễn Huệ - Đồng Khởi (quận 1) của Công ty CP đầu tư Quảng trường Thời Đại (Times Square) đã giải ngân được 37,5 triệu USD, và khu này cũng đang chuẩn bị đi vào hoạt động...
Nói về động thái của các nhà đầu tư ngoại đối với thị trường BĐS Việt Nam, các chuyên gia đưa ra hai dự đoán. Theo đó, các nhà đầu tư đã gắn bó với thị trường lâu năm sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư, trước mắt sẽ triển khai các dự án có đầu ra tốt.
Trong khi đó, các nhà đầu tư mới sẽ khá "do dự" và Việt Nam không phải là thị trường ưu tiên hàng đầu của họ. Tuy nhiên, với những đô thị lớn như TP.HCM, BĐS phục vụ bán lẻ (mặt bằng thương mại) vẫn là tâm điểm của họ.
Ông Linson Lim, Chủ tịch Keppel Land tại Việt Nam cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang có khá nhiều khó khăn nhưng ông vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển về dài hạn.
Lợi thế về dân số trẻ, sự phát triển của tầng lớp trung lưu cũng như tốc độ đô thị hóa cao cho thấy nhu cầu về nhà ở chất lượng cao vẫn còn. Tuy nhiên, phía Keppel Land cho biết, họ vẫn trong tâm thế chờ đợi và tìm kiếm cơ hội tốt để tiếp tục triển khai các dự án.
Hiện tại, ở TP.HCM, nhà phát triển BĐS Singapore này đã hoàn tất giai đoạn 1 của dự án khu căn hộ The Estella (quận 2) và khu biệt thự Riviera Cove (quận 9). Đại diện Keppel Land cam kết sẽ hoàn thành các dự án đúng thời hạn mà trước mắt là dự án khu phức hợp cao cấp Saigon Center, giai đoạn 2, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Thực tế, thời gian qua cho thấy, không riêng gì Keppel Land mà hầu như các nhà đầu tư ngoại đều không bỏ qua cơ hội để phát triển các BĐS thương mại tại khu vực trung tâm vì với kinh nghiệm quốc tế, họ không khó để kiếm được khách thuê, tạo nguồn thu cho dự án.
-
Dự án tỷ USD: Vẫn ở thì tương lai
Đầu năm 2013, đã xuất hiện những tín hiệu tích cực ở một vài dự án tỷ USD, còn tại nhiều dự án khủng khác, việc triển khai đầu tư vẫn đang ở thì tương lai. <br/br>
-
“2013: Nắm giữ vàng là quyết định khó khăn”
Bên cạnh tác động của thị trường vàng thế giới, thị trường vàng trong nước thời gian qua còn chịu ảnh hưởng từ thực trạng bất ổn vĩ mô và chính sách quản lý thị trường còn một số bất cập, TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Phó trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, nêu quan điểm khi trao đổi về thị trường vàng.
-
Thị trường bất động sản trông chờ kiều hối cuối năm
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, lượng kiều hối chuyển về thành phố năm 2012 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011. Trong đó, lượng kiều hối chủ yếu chuyển về tăng mạnh vào quý 4/2012 do đây là thời điểm cận Tết nên kiều bào muốn gửi tiền về cho người thân trong nước. Hi vọng nguồn kiều hối dồi dào sẽ cứu thị trường bất động sản (BĐS) trong thời điểm thị trường đang “đóng băng”, nhiều công ty đã liên tục mở bán và trang hoàng các dự án BĐS để tiếp cận khách hàng một cách hiệu