Ảnh minh hoạ
Trước những đợt thổi giá đất trong những ngày cuối năm, chị Nguyễn Ngọc Ly (Hà Đông, Hà Nội) cũng lao vào cuộc săn tìm sản phẩm mới với kỳ vọng sinh lời.
Hơn một tuần lặn lội tại các vùng ven Hà Nội, chị đã “ngắm” trúng một vài mảnh đất với mức giá khá hợp lý. Tuy nhiên, khi chuẩn bị xuống tiền, chị Ly lại chần chừ, chưa đặt cọc.
Lý do là bởi ở thời điểm hiện tại, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp với sự đe doạ của biến chủng mới. Chị Ly lo ngại sẽ có sự thay đổi hoặc chuyển hướng đối với tín dụng vào bất động sản.
Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thời gian tới, các tổ chức tín dụng, kể cả các công ty tài chính tiêu dùng vẫn sẽ tập trung tín dụng vào phân khúc ngân hàng bán lẻ và chiến lược chuyển đổi số trong thời gian tới.
“Đây là xu thế quan trọng và ngành tài chính ngân hàng có vẻ đang đi trước trong vấn đề này”, ông Lực nhận định.
Xu hướng thứ hai, theo ông Lực, là vẫn tiếp tục chảy vào cho vay mua nhà, bởi vì đây vẫn là chính sách được nhà nước khuyến khích và cũng là nhu cầu thực tiễn.
“Năm tới, Việt Nam sẽ bắt đầu chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có một số gói tài chính liên quan đến bất động sản nhà ở. Chắc chắn các tổ chức tín dụng sẽ phối hợp với các bộ ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để triển khai những chương trình đó”, ông Lực nói.
Thứ ba là vẫn tiếp tục kiểm soát trái phiếu doanh nghiệp - kênh mà Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát tương đối chặt trong thời gian vừa qua.
Về việc sử dụng vốn vay để đầu tư, ông Lực cho rằng lãi suất ngân hàng hiện nay tương đối thấp. Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy trong thời gian vừa qua, chủ yếu xoay quanh mức 30-50%.
Nếu sử dụng nhiều đến 60-70% thì bản thân các tổ chức tín dụng sẽ dặt dè khi cho vay. Hơn nữa, nếu thị trường chứng khoán hoặc bất động sản biến động thì sẽ có rủi ro rất lớn.
“Chúng tôi gọi là rủi ro kép với nhà đầu tư. Điều này rất nguy hiểm, có thể mất khả năng thanh toán. Nếu muốn đầu tư bất động sản, chúng ta phải có những tiêu chí rất cụ thể chứ đừng đầu tư theo đám đông sẽ rất nguy hiểm”, ông Lực cho hay.
Dự báo về xu hướng luân chuyển của dòng tiền giữa các kênh đầu tư, ông Lực cho biết theo dự kiến, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất, sau đó Quốc hội cũng sẽ thẩm tra liên quan đến chính sách tiền tệ. Trong đó, có một số chính sách sẽ tác động đến thị trường bất động sản.
Đầu tiên, dự kiến sẽ có một chương trình hoặc gói cho vay mua nhà ở, tầm 60.000-65.000 tỉ đồng. Gói này giống như gói 30.000 tỉ đã từng tung ra hồi 2013 trong vòng 3 năm.
Thứ hai là tiếp tục có gói cho vay với nhà ở xã hội, mà thỉnh thoảng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất vào khoảng 4,8%/năm.
“Hiện nay, tôi biết có nhiều chủ đầu tư sẵn sàng tham gia vào kênh nhà ở xã hội, vì thấy nhu cầu còn lớn và nhiều tiềm năng. Tất nhiên, chúng ta phải giải quyết khá nhiều vấn đề liên quan đến chuyện này trong thời gian vừa qua liên quan đến pháp lý, việc dành 20% quỹ đất và các dịch vụ đi kèm”, ông Lực nói.
Chuyên gia này cho biết, ông được tham gia Chiến lược phát triển nhà ở trong 10 năm (2021-2030), trong đó, dành nhiều nội dung liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, nhà ở dành cho đối tượng chính sách.
Trong nghị định do Chính phủ đang dự thảo liên quan đến khu công nghiệp, có yêu cầu rất quan trọng là khu công nghiệp phải có nhà ở dành cho công nhân, có thể nằm trong hoặc bên ngoài khuôn viên. Nhưng đó là quy định bắt buộc trong thời gian tới. Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động tích cực đến bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở và đất nền.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.