Sự chênh lệch giá vàng quốc tế và trong nước, cũng như nhu cầu tăng vốn của các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng các điều kiện của Thông tư 13 được xem là nguyên nhân chính đẩy giá vàng đứng ở mức xấp xỉ 30 triệu đồng/lượng (đạt được vào chiều ngày 17/9) như hiện nay.
Vênh cung - cầu
Tác động từ thị trường quốc tế là lời giải thích được nhiều nhà kinh doanh vàng đưa ra trong thời điểm tăng giá vàng vừa qua. Theo các chuyên gia quốc tế thì các ngân hàng trung ương đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục 1.284,40 USD/oz lập được vào ngày 17/9. Sự thiếu minh bạch trong hoạt động tăng cường dự trữ vàng, cũng như các chính sách nhằm hạn chế lạm phát, bình ổn kinh tế như trao đổi đồng nội tệ sang USD đang làm dấy lên nối lo về khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Và, tất nhiên, sự nhanh nhạy của giới đầu cơ trước các sự kiện này đã nhanh chóng đẩy giá vàng thiết lập mức cao mới...
Trong điều kiện cung vàng trong nước vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, thì việc tăng giá vàng thế giới tất yếu đẩy giá vàng “nội” tăng. Nhưng, điều đáng nói là, mức tăng của giá vàng trong nước tăng nhanh hơn tốc độ của giá vàng thế giới là do nguồn cung vàng đang “nội” đang khá mỏng. Sau giai đoạn xuất khẩu vàng trang sức mạnh, nguồn vàng trong dân vẫn ở “trạng thái bất động” do chưa tìm được kênh đầu tư thực sự an toàn đã khiến cho chênh lệch cung - cầu trên thị trường tăng. Điều này làm cho giá vàng tăng cao khiến thị trường khá thận trọng và dè dặt, giao dịch diễn ra không mấy sôi động.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch do thị trường chưa kịp điều chỉnh đã tạo ra cuộc “cạnh tranh gom vàng” từ các DN xuất khẩu cũng như từ các ngân hàng. Thống kê trên thị trường tín dụng cho thấy, mức tăng lãi suất vàng được các tổ chức tín dụng trong nước tăng lên mức 0,5 đến 1% /năm.
Mua hay bán ?







