Theo nhận định của Savills Việt Nam, nguồn cung tại các khu vực ngoài trung tâm cung cấp các lựa chọn phù hợp ngân sách và kiềm chế giá thuê. Nhu cầu từ các doanh nghiệp nhỏ được ghi nhận vẫn tiếp tục gia tăng. Hơn 70% số lượng khách thuê tại Hà Nội và TP.HCM là các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Singapore.
Tính đến cuối quý 1/2021, tổng nguồn cung văn phòng tại TP.HCM đạt gần 2,4 triệu m2, tăng 2% theo quý và 11% theo năm, với phần lớn là các văn phòng hạng B và C. Xu hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm vẫn tiếp tục tăng khi 42.300m2 nguồn cung mới đều tập trung tại đây, trong đó có 55% là ở các quận ngoại thành, Gò Vấp và Thủ Đức.
Chất lượng của các tòa nhà ngoài trung tâm ngày càng tương đồng với các khu vực trung tâm khiến các tòa nhà văn phòng ngoài trung tâm ngày càng hấp dẫn hơn
“Nguồn cung tiếp tục dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm trong bối cảnh khu vực trung tâm có giá thuê cao và diện tích trống ngày càng thấp. Trong những năm gần đây, song hành với việc hạ tầng giao thông được cải thiện đáng kể, làn sóng dịch chuyển cư dân ra các vùng ngoài trung tâm cũng ảnh hưởng đến chiến lược chọn văn phòng của các doanh nghiệp”, đại diện Savills cho biết.
Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang dần dịch chuyển ra ngoài trung tâm để tìm được không gian ưng ý với giá cả hợp lý, đồng thời dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn lao động.
Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Cho thuê thương mại Savills TP.HCM lý giải, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm. Trong đó việc thị trường hạn chế nguồn cung sơ cấp kéo dài hơn 5 năm qua đã khiến nhiều doanh nghiệp tìm đến nguồn cung thứ cấp.
Ngoài ra, một yếu tố nữa thúc đẩy xu hướng này chính là chất lượng của các tòa nhà ngoài trung tâm đang ngày càng vượt trội so với những dự án cũ trong khu vực, hoặc ngày càng tương đồng với các khu vực trung tâm, cộng với giá thuê vừa phải, sự thu hút dành cho các dự án này ngày càng tăng lên.
Yếu tố thứ ba tác động đến xu hướng này chính là nguồn cầu luôn có sẵn cho thị trường văn phòng và có một sự dịch chuyển về cơ cấu khách thuê.
“Trước đây, khi nhóm đối tượng khách hàng chính của thị trường văn phòng như bất động sản, tài chính, ngân hàng, giáo dục,…luôn cần có sự tiện lợi trong giao thương, thì vị trí tại khu trung tâm luôn là một yếu tố tiên quyết đối với họ. Tuy nhiên, khi có sự chuyển đổi về cơ cấu do dịch bệnh, như một chuyển biến tất yếu của thị trường, rất nhiều khách thuê đã chuyển dịch vụ của mình sang nền tảng kỹ thuật số, fintech, IT… khiến nhóm đối tượng khách này ngày càng tăng”, bà An cho biết.
Theo nghiên cứu của Savills, đối tượng khách thuê thuộc nhóm ngành tài Chính, ngân hàng, bảo hiểm chiếm 21% thị trường văn phòng TP.HCM, nhóm ngành sản xuất và nhóm ngành phân phối chiếm tỉ lệ tương đương nhau, với 13% thị trường, nhóm ngành hạ tầng, ứng dụng và nhóm ngành bất động sản cũng tương đồng nhau trên thị trường với tỉ lệ 12%, nhóm ngành tư vấn chiếm 8% và phần còn lại của thị trường thuộc về các nhóm ngành khác.
Thêm vào đó, sự thay đổi trong cơ cấu lao động từ gen X sang gen Z cũng đang trở thành một yếu tố thiết yếu khiến các chủ đầu tư cân nhắc trong việc thay đổi thiết kế văn phòng.
Với 32% dân số thuộc thế hệ Z, những người trẻ cần không gian thoáng đãng, sáng tạo, được chăm chút bản thân, cân bằng cuộc sống và công việc, các giải pháp về văn phòng tác động trực tiếp đến chiến lược tuyển dụng lâu dài của khách thuê, các chủ đầu tư tòa nhà văn phòng buộc phải cân nhắc đến sự thay đổi trong bối cảnh hiện tại. Đây chính là một trong những yếu tố tác động tạo nên dòng chảy dịch chuyển trong thị trường.
-
Hà Nội: Giao dịch thị trường văn phòng tăng đến 40%
CafeLand - hị trường văn phòng Hà Nội đã có sự cải thiện đáng kể trong quý 1/2021 khi số lượng giao dịch của các tòa nhà văn phòng tang 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...