Trong báo cáo mới đây, CBRE Việt Nam nhận định thị trường đang được dẫn dắt bởi phân khúc hạng sang và cao cấp trong khi nguồn cung trung cấp và bình dân ngày càng khan hiếm. Cụ thể trong quý 1, phân khúc trung cấp chỉ chiếm 41% trong khi các năm trước phân khúc này chiếm khoảng 55%-60% tổng nguồn cung.
Trong khi đó, phân khúc căn hộ hạng sang đứng thứ hai chiếm 39% tổng nguồn cung. Phân khúc cao cấp chiếm 20% và không có nguồn cung chào bán tại phân khúc bình dân trong quý.
Nguồn cung căn hộ hạng sang ngày càng nhiều, trong khi các dự án bình dân ngày càng vắng bóng
Theo tiêu chí phân hạng căn hộ của CBRE Việt Nam, chung cư hạng sang là các dự án có giá bán sơ cấp bình quân trên 4.000 USD/m2, căn hộ cao cấp dao động 2.000-4.000 USD/m2, chưa gồm VAT. Căn hộ trung cấp có giá sơ cấp khoảng 1.000-2.000 USD/m2 và căn hộ bình dân thường dưới 1.000 USD/m2.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám Đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm, giá bán căn hộ trung bình trên thị trường sơ cấp tăng ở tất cả các phân khúc, đạt mức 2.219 USD/m2. Giá này cao hơn quý trước 2,9% và cao hơn năm trước 14,6%.
Mức giá trung bình tiếp tục tăng do các dự án mới mở bán có vị trí tốt gần trung tâm. Đồng thời, các dự án cũng cung cấp vật liệu hoàn thiện và các tiện ích tốt hơn với điều khoản thanh toán hỗ trợ người mua.
Theo CBRE, 3 tháng đầu năm 2021 toàn thành phố có 2.624 căn hộ được tiêu thụ, tỷ lệ hấp thụ của các dự án mới trên thị trường trung bình 80%, vẫn ở mức khả quan. Thị trường đã hấp thụ dần lượng nguồn cung được chào bán tại phân khúc cao cấp trong năm 2020. Lượng hàng tồn kho tại phân khúc này giảm 16% so với quý 4/2020.
Trong báo cáo trước đó, một đơn vị nghiên cứu thị trường khác là JLL cho biết, thị trường sắp đón nhận dự án căn hộ hạng sang có giá bán dự kiến lên đến 16.000 USD/m2. Đây là mức giá bán cao nhất trên thị trường từ trước tới nay. Giá căn hộ mở bán mới cũng được đơn vị này dự báo sẽ tiếp tục tăng theo tâm lý thị trường.
Đầu năm 2021, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) từng cảnh báo thị trường đang bị thiếu hụt nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là rất thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Cả năm 2020, phân khúc nhà ở bình dân chỉ có 163 căn nhà, chỉ chiếm 1% trong tổng số nhà ở được phép huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Điều này làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đa số người dân có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, cán bộ công chức, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động và người nhập cư.
Đồng thời, đáng quan ngại là dấu hiệu biểu hiện thừa cung của phân khúc nhà ở cao cấp, do tỷ trọng nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc này chiếm tỷ lệ rất cao, trên dưới 60%.
-
Những căn hộ hạng sang đắt đỏ tại khu vực trung tâm
CafeLand – Lợi thế trung tâm, quỹ đất khan hiếm, tỷ suất sinh lời cao là những yếu tố làm cho các dự án căn hộ tại quận 1, TPHCM có mức giá đắt đỏ nhưng vẫn luôn được sự quan tâm của nhà đầu tư.








-
Chính thức khởi công dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm hơn 17.000 tỷ đồng vào ngày mai (10/5)
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, một trong những tuyến rạch ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại TP.HCM sẽ chính thức được khởi công vào ngày 10/5. Đây là dự án có tổng mức đầu tư lên tới hơn 17.200 tỷ đồng và được kỳ vọng sẽ đem lại diện mạo mới cho đô thị, c...
-
TPHCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc
Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TPHCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vư...
-
TP.HCM quy hoạch thêm 14 khu công nghiệp mới
Ngày 9/5, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM phối hợp cùng UBND huyện Bình Chánh tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời công bố giải pháp thu hút đ...