Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, liên quan đến những tác động từ việc người nước ngoài, Việt kiều về mua nhà ở Việt Nam sau khi Luật Nhà ở 2014 ra đời.
Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7, trong đó cho phép người nước ngoài và Việt kiều được mua, sở hữu nhà ở Việt Nam. Thời điểm đó, giới địa ốc cho rằng, đây sẽ là cú hích lớn cho thị trường, thu hút một làn sóng mạnh mẽ người nước ngoài và Việt kiều đổ về Việt Nam mua nhà trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đã hơn 2 tháng kể từ ngày Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, thị trường bất động sản đã không sôi động như nhiều doanh nghiệp địa ốc kì vọng.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này, trong đó phải kể đến việc ban hành chậm trễ các văn bản thông tư hướng dẫn luật đã khiến cho nhiều người nước ngoài, Việt kiều chưa mạnh dạn xuống tiền.
Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác, một trong số đó theo ông Đực là việc các doanh nghiệp đã quá kì vọng vào chính sách lần này.
Ông Đực chia sẻ, Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước ngoài, Việt kiều mua nhà là một cú đột phá mở ra nhiều thuận lợi cho thị trường, tuy nhiên nó không phải là “phép thần” để ngay lập tức tạo sóng trên thị trường.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng người nước ngoài, Việt kiều là những người có nhiều tiền nên chủ yếu hướng đến phân khúc nhà ở cao cấp, trong khi thực tế thì có rất nhiều người lại có nhu cầu về nhà ở có giá trung bình.
Ông Đực lấy ví dụ, trong số Việt kiều có nhu cầu về nước mua nhà có không ít những người già, người lao động chân tay với mức thu nhập khiêm tốn ở nước ngoài nên họ chỉ có khả năng và nhu cầu với căn hộ giá rẻ.
Người nước ngoài đến Việt Nam cũng từ nhiều quốc gia khác nhau, với những công việc, mức thu nhập khác nhau nên không phải ai cũng có thể sống trong những dự án cao cấp, sang trọng.
Một khó khăn nữa gây lúng túng trong việc bán nhà cho người nước ngoài đó là những quy định, ràng buộc quá khắt khe.
Việc quy định người nước ngoài không được sở hữu quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc không quá 250 căn nhà trên một đơn vị cấp phường là quá bất hợp lý so với thực tế.
“Với những khu vực như phường Thảo Điền (quận 2) và khu vực Phú Mỹ Hưng (quận 7) và nhiều khu đô thị khác trong cả nước nơi có số đông người nước ngoài tập trung sinh sống thì những quy định giới hạn số lượng như vậy là không khả thi”, ông Đực nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Đực, tiến sĩ Phan Thế Hiển cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước nên mạnh dạn phân loại công dân từ các nước khi đến Việt Nam. Việc này, có tác dụng quản lý và phân loại từng nhóm công dân nước ngoài theo mục đích, công việc và nhu cầu sống để phù hợp với từng khu vực, phân khúc nhà ở hợp lý.
-
Xác định danh mục dự án nhà ở người nước ngoài được phép sở hữu thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2023 quy định: "2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thông báo các khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh để UBND cấp tỉnh xác định và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ...
-
Đại biểu quốc hội: Nhiều người nước ngoài núp bóng, thu mua nhiều đất đai
Sáng 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, các quy định liên quan đến cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam...
-
Hơn 12 nghìn căn nhà đã bán cho người nước ngoài trong 5 năm qua
CafeLand - Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2015 đến nay có 12.335 sản phẩm đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.