Tổng quan về xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Mỹ
Liên quan đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất với kim ngạch năm 2024 khoảng 13,8 tỷ USD và giá trị xuất siêu 10,8 tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có giá trị xuất khẩu và thặng dư thương mại lớn nhất trong các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ phát triển nhanh và mạnh trong 20 năm qua, đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất.
Năm 2024, Mỹ chi 8,8 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam
Trong 4 năm gần đây, mỗi năm Mỹ chi khoảng 7-9 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Riêng năm 2024, Mỹ chi 8,8 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam, tăng 24% so với năm 2023; chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (15,9 tỷ USD) và chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ (97,1 tỷ USD).
Mặt hàng “hút tiền” nhất: Ghế gỗ
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, các hàng đồ gỗ là mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ vào thị trường này, còn lại là nhóm gỗ và sản phẩm nguyên liệu khác.
Trong “rổ hàng” xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ, ghế gỗ là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch đạt trên 2,78 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước, chiếm gần 32% tổng kim ngạch.
Ghế gỗ là mặt hàng được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng
Ghế khung gỗ của Việt Nam đang hiện diện khắp các chuỗi bán lẻ nội thất lớn tại Mỹ. Thiết kế đơn giản, chất liệu tự nhiên, dễ phối hợp trong không gian hiện đại khiến sản phẩm gỗ Việt trở thành lựa chọn phổ biến với người tiêu dùng nước này.
Ngoài ghế khung gỗ, các loại đồ nội thất khác như bàn ăn, tủ, kệ, giường ngủ, tủ bếp... cũng được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Theo đó, nội thất bằng gỗ đứng thứ 2 với kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2023 chiếm hơn 17% tổng kim ngạch.
Tiếp đến là nội thất phòng ngủ và bộ phận đồ gỗ khi đều thu về gần 1,2 tỷ USD, đều tăng 30% so với năm trước, hai mặt hàng này chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch. Đứng thứ năm là nội thất sử dụng trong phòng bếp khi thu về 1 tỷ USD, tăng 19% so với năm ngoái và chiếm khoảng 11,5% tổng kim ngạch.
Các mặt hàng ván ghép, đồ mộc xây dựng; gỗ dán/gỗ ghép; nội thất văn phòng thu về lần lượt 376 triệu USD, 310 triệu USD và 230 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, năm 2024, Việt Nam chi khoảng 316 triệu USD (tăng 32%, chiếm 11% tổng kim ngạch nhập khẩu) để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Mỹ. Các mặt hàng chính nhập khẩu là gỗ xẻ, gỗ tròn và veneer.
Như vậy, năm 2024 Việt Nam xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ khoảng 8,5 tỷ USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 3 tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,95 tỷ USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2024. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này khi chiếm tới 53% thị phần, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 18 tỷ USD, cao hơn năm trước khoảng 2 tỷ USD, trong đó Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực.
Vì sao người Mỹ chuộng gỗ Việt?
Thị trường Mỹ nổi tiếng khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn và quy định xuất xứ. Việc sản phẩm gỗ Việt Nam liên tục giữ vững thị phần tại thị trường này cho thấy sức cạnh tranh rất lớn.
Có 3 lý do chính khiến người tiêu dùng và các nhà phân phối Mỹ chuộng đồ gỗ Việt:
Chất lượng ổn định - giá cả cạnh tranh: Nhờ nguồn lao động lành nghề và quy trình sản xuất cải tiến, sản phẩm gỗ Việt có độ bền cao, đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn giữ được mức giá cạnh tranh hơn so với sản phẩm từ châu Âu hay Bắc Mỹ.
Thiết kế linh hoạt, theo xu hướng: Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tùy biến mẫu mã nhanh chóng theo nhu cầu đối tác, đồng thời cập nhật kịp thời các xu hướng thiết kế nội thất toàn cầu.
Cam kết xanh - thân thiện môi trường: Nhiều nhà máy tại Việt Nam đã đạt chứng chỉ FSC (Quản lý rừng bền vững), đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn EPA và CARB của Hoa Kỳ về phát thải formaldehyde, giúp tăng uy tín và độ tin cậy với khách hàng Mỹ.
-
Việt Nam đề nghị Mỹ hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai cùng có lợi.
-
Nóng: DANH SÁCH các mặt hàng không bị áp thuế đối ứng vừa được Mỹ công bố
Các mặt hàng như năng lượng, khoáng sản, vaccine, nhôm, thép… sẽ không bị áp thêm thuế đối ứng khi xuất khẩu vào Mỹ.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Mỹ mà Việt Nam có nhu cầu và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty từ Mỹ tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam.








-
Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt họp, tìm giải pháp trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp giao ban khối Lâm nghiệp nhằm thảo luận các tác động từ việc Mỹ áp thuế đối với gỗ Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chủ lực bị siết chặt....
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học....
-
Trong 2 tháng, Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD để gom một mặt hàng của Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước
Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã chi 1,3 tỷ USD để mua một mặt hàng của Việt Nam, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.