Nhận xét trên được Knight Frank đưa ra trong báo cáo về chỉ số nhà ở cao cấp trên toàn cầu (thuộc nhóm 5% căn nhà có giá cao nhất thị trường) được công bố vào ngày 10/11. Báo cáo cho thấy 19/45 thành phố trên thế giới đã chứng kiến giá nhà giảm trong quý 3 năm nay, trong đó có 11 thành phố nằm tại APAC. Đây là một điều hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra trong các năm trước.
Tuy nhiên, 84% thành phố được khảo sát tiếp tục ghi nhận giá nhà tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều thị trường đã ghi nhận một số mức tăng mạnh nhất trong thời kỳ đại dịch như San Francisco, Toronto, Wellington, Stockholm, Vancouver, Los Angeles, Seoul, và một số thành phố của Trung Quốc Đại lục.
Tokyo và Gold Coast (Úc) nằm trong số sáu thành phố có giá nhà tăng nhiều nhất trên toàn cầu, với mức tăng hai con số.
Báo cáo cũng cho thấy giá nhà ở các khu vực trung tâm của London đã tăng nhanh nhất kể từ quý 1 năm 2015.
Bà Victoria Garrett, người đứng đầu thị trường bất động sản nhà ở của Knight Frank tại APAC, cho biết: “Thị trường lao động đang phục hồi, việc thiếu nguồn cung và các tổ chức cho vay có vốn hóa tốt sẽ hỗ trợ giá nhà ở phân khúc cao cấp tại hầu hết các thị trường khi bước sang năm 2023”.
Thực trạng tương tự cũng diễn ra tại thị trường Đông Nam Á, nơi giá nhà tiếp tục bị chi phối bởi sự mất cân đối khi nguồn cung tiếp tục tăng, việc mở cửa trở lại với khách du lịch và làn sóng nhập cư. Knight Frank cho biết mức giảm giá nhà tại APAC đang dần quay về ngưỡng vừa phải, nhưng vẫn tạo ra lợi thế rất lớn cho người mua nhà ở thời điểm hiện tại.
Tại Việt Nam, nguồn cung và giao dịch nhà đất trong 9 tháng đầu năm giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây, vốn tín dụng tiếp tục bị siết chặt, nhu cầu mua nhà sụt giảm. Trong quý 3 năm nay, giá bất động sản đã chững lại, xuất hiện nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà, chiết khấu khi bán sản phẩm.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm nay, TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ hấp thụ trên thị trường đạt 52%. Con số này tại Hà Nội và vùng phụ cận là 35,6%.
Về cơ cấu sản phẩm thị trường thì đất nền, căn hộ cao cấp chiếm phần lớn nguồn cung, căn hộ bình dân, trung cấp chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Nhiều chuyên gia nhận định giá nhà đất sẽ được điều chỉnh giảm trong quý 4 này và quý 1 năm sau, nhưng sẽ chưa giảm sâu đột ngột.
-
Giá nhà giảm gây rủi ro cho các nền kinh tế lớn
Theo Goldman Sachs, giá nhà hạ nhiệt tại nhiều nước phát triển từ New Zealand đến Mỹ gây ảnh hưởng xấu đến đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.