Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, tiêu thụ xi măng dành cho xây dựng dân dụng dự báo sẽ hồi phục chậm khoảng 27,1 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ nhờ nguồn cung bất động sản được kỳ vọng hồi phục trên diện rộng, khi các biện pháp tháo gỡ pháp lý sẽ bắt đầu tác động vào thị trường. Dự kiến mức hồi phục trên sẽ chỉ bắt đầu từ quý 2/2025.
Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng, được kỳ vọng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện trong năm 2025 khi Luật Đầu tư công chính thức có hiệu lực sẽ giúp rút ngắn thời gian phê duyệt dự án.
Tuy nhiên, một lượng lớn nguồn vốn trong năm 2024 dự kiến sẽ bị dồn lại do nhiều dự án trọng điểm đang chậm tiến độ, từ đó gây áp lực giải ngân trong năm 2025.
Theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 đạt khoảng 791.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2024 và mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Do đó, nhu cầu xi măng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ chỉ tăng nhẹ ở mức 3,6% trong năm 2025.
Nhu cầu tiêu thụ xi măng được dự báo có khả năng tăng trưởng nhẹ trong năm 2025
Về xây dựng công nghiệp, tiêu thụ xi măng được cho là sẽ khả quan với động lực tới từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tăng trưởng 8,1%, GDP đạt 506,4 tỷ USD nhờ xuất khẩu tăng trưởng, nguồn vốn FDI ổn định và chính sách kinh tế linh hoạt. Theo dự báo, FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2025 sẽ tăng 9,6%, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp.
VNCA cho rằng tiêu thụ xi măng nội địa được kỳ vọng sẽ khả quan nhất vào quý 2 thường là cao điểm thi công trong năm nhờ thời tiết thuận lợi, nhu cầu xây dựng tăng trở lại sau Tết Nguyên Đán.
Ngoài ra, thị trường bất động sản dân dụng kỳ vọng cũng sẽ hồi phục trên diện rộng vào trong quý nhờ hiệu ứng từ Luật Đất Đai (sửa đổi), từ đó giúp cải thiện nhu cầu tiêu thụ xi măng.
Một số dự án hạ tầng trọng điểm đang dần đi vào giai đoạn hoàn thiện từ quý 2/2025 trở đi bao gồm các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam, đường cất hạ cánh sân bay Long Thành và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu xi măng nội địa.
Về thị trường xuất khẩu xi măng, các hoạt động xuất khẩu sẽ chịu tác động từ nhu cầu xây dựng và chính sách thuế quan tại các thị trường chính của Việt Nam là Philippines và Bangladesh.
Năm 2025, nhu cầu xi măng tại Philippines dự kiến khả quan khi vốn đầu tư hạ tầng tiếp tục tăng 6,1% so với năm 2024, đạt 1.506 tỷ Peso. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này dự kiến sẽ gặp nhiều thách thức khi nguồn cung xi măng của Philippines tiếp tục tăng với 2 dây chuyền mới của Tập đoàn Xi măng Shera (công suất 240.000 tấn/năm) và Tập đoàn Xi măng Cemex (công suất 1,5 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động kể từ đầu năm 2025.
Ngoài ra, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã áp dụng thuế tự vệ tạm thời 400 Peso/tấn (tương đương 6,90 USD/tấn) đối với 2 loại xi măng nhập khẩu.
Việt Nam hiện chiếm 93% lượng xi măng nhập khẩu vào Philippines, do đó, chính sách thuế quan mới sẽ khiến sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm.
VNCA cho rằng ngành Xi măng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phục hồi nhờ sự tăng trưởng của các phân khúc xây dựng trong nước. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp cần chủ động tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới nhằm giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
-
Philippines áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời là 400 Peso/tấn (tương đương 6,90 USD/tấn) đối với 2 loại xi măng nhập khẩu để bảo vệ ngành xi măng nước này.
-
122 triệu tấn xi măng và bài toán dư thừa: Thủ tướng yêu cầu báo cáo gấp tình hình
Hiện nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung. Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu thông tin để xử lý theo đúng quy định.
-
Doanh nghiệp xi măng thua lỗ, Thủ tướng ra chỉ đạo gỡ khó với chính sách thuế mới
Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 34 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất từ 1 đến 6 tháng, trong đó một số dây chuyền phải dừng cả năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng thua lỗ...







-
Tiêu thụ xi măng khởi sắc nhờ đầu tư công và bất động sản dân dụng phục hồi
Trong bối cảnh thị trường xây dựng từng bước phục hồi, tháng 4/2025 ghi nhận sự khởi sắc rõ nét trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng nội địa. Tuy nhiên, áp lực chi phí vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành....
-
Cập nhật giá vật liệu xây dựng tháng 5/2025: Cát xây dựng tiếp tục là điểm nóng
Thị trường vật liệu xây dựng tháng 5/2025 tiếp tục ghi nhận những biến động đáng chú ý, trong đó giá cát xây dựng tiếp tục tăng mạnh và trở thành tâm điểm của toàn ngành.
-
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cung ứng vật liệu xây dựng
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cung ứng vật liệu đắp cho các dự án trọng điểm khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, các địa phương được yêu cầu khẩn trương giao nhà thầu trực tiếp các mỏ để chủ động về nguồn vật liệu đáp ứng tiến độ hoà...