Chưa bao giờ ngành du lịch Việt Nam lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, dịch Covid-19 đã kéo lùi ngành du lịch thế giới về mốc cách đây 30 năm, cả về lượng khách và tổng thu du lịch quốc tế.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép.

Hiện chỉ còn khoảng 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành trên toàn quốc, trong đó nhiều doanh nghiệp vẫn đang đóng cửa hoặc dừng hoạt động do không có khách du lịch.

Kinh doanh lưu trú du lịch hiện đang chiếm 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam. Nhưng nhiều khách sạn cũng đang phải đóng cửa vì hầu như không có khách, trừ các cơ sở đón khách cách ly.

Đại dịch Covid-19 cũng đã tác động lớn đến 2,5 triệu lao động trong ngành du lịch với 800.000 lao động trực tiếp. Trong đó, đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác.

Theo dự báo của các chuyên gia, ngành du lịch Việt Nam cần ít nhất 5 năm để phục hồi.

Ông Khánh cho rằng, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đang trong tầm kiểm soát, đây được xem là điều kiện tiên quyết mở ra cơ hội cho ngành du lịch mau chóng tái khởi động, phục hồi và phát triển trong giai đoạn bình thường mới.

Tuy nhiên, để việc mở lại hoạt động du lịch đạt hiệu quả, theo ông Khánh, các quy định phòng chống dịch phải được các địa phương, doanh nghiệp du lịch quán triệt triển khai và được xem là nội dung ưu tiên hàng đầu trong hoạt động du lịch.

Làm sao để các hãng hàng không phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tăng cường khai thác các đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm với các điểm đến du lịch tại Việt Nam, đảm bảo công tác phòng chống dịch đối với khách nhập cảnh.

Bên cạnh đó, cần khôi phục các chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập - xuất cảnh cho khách du lịch để thu hút khách quốc tế, đến chính sách đơn phương, song phương miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho công dân từ các thị trường nguồn tiềm năng của du lịch Việt Nam như thời điểm trước dịch Covid-19.

Về vấn đề công nhận hộ chiếu vắc xin, ông Khánh cho biết hiện nay chưa có nhiều quốc gia công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam nên hoạt động du lịch đưa người Việt Nam du lịch nước ngoài sẽ gặp khó khăn.

Ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng: “Sau ngày 15/3, chúng ta nên mạnh dạn mở cửa du lịch và không cần lo ngại số ca nhiễm từ khách quốc tế”.

Theo ông Phu, hiện Việt Nam có hơn 5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó 99,7% là ca nhiễm trong nước, còn 0,3% là của người nhập cảnh. Đáng chú ý là số ca nhiễm từ địa phương này tới địa phương khác lớn hơn rất nhiều.

Trong khi đó, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, cho rằng an toàn trong du lịch phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình mở cửa lại hoàn toàn du lịch.

Đề xuất mới của Bộ Y tế gần đây đã thông thoáng hơn với khách nhập cảnh. Theo đó, khách nhập cảnh thậm chí không cần chứng nhận tiêm vắc xin mà chỉ cần có xét nghiệm âm tính bằng PCR 72 tiếng hoặc test nhanh 24 tiếng khi xuất cảnh.

Tuy nhiên, ông Bình cho rằng việc này cần phải xem xét thật kỹ lưỡng bởi diễn biến của dịch Covid-19 thời điểm này vẫn rất phức tạp.

  • Bất động sản du lịch kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ hơn

    Bất động sản du lịch kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ hơn

    Trải qua hai năm “bầm dập” vì Covid-19, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng biển vẫn là “chiếc bánh ngon” đối với nhiều nhà đầu tư vì tiềm năng còn rất lớn. Dịch bệnh là bài kiểm tra giúp thanh lọc, nâng cao bản lĩnh của doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư trên thị trường.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.