Dù vậy, các nhà phân tích cho biết nhiều ngân hàng không tăng cường cho vay như chính phủ đã hy vọng, vì họ lo ngại về tác động đến chất lượng tài sản tổng thể và tỷ suất lợi nhuận.
Sẽ không còn đợt nới lỏng mạnh nào diễn ra trong tương lai gần. Trung Quốc đã cố gắng cải thiện tính thanh khoản của thị trường mà không khuyến khích đầu cơ vào thị trường nhà đất hoặc tái sử dụng lĩnh vực phát triển bất động sản vốn đã nở rộ nhờ tín dụng giá rẻ trong nhiều năm.
Các quan chức hàng đầu sẽ thảo luận về lộ trình phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc vào năm 2022 trong cuộc họp "Hai phiên" của hai cơ quan chính trị lớn - Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một cơ quan cố vấn với hơn 2.000 thành viên và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của quốc gia. Các cuộc họp sẽ tác động tới những chính sách trong tương lai khi Trung Quốc điều chỉnh sự bất ổn kinh tế ngày càng tăng cũng như đại dịch vẫn diễn biến khó lường.
Tương lai mù mịt với ngành bất động sản
Giá nhà đất cũng như khối lượng giao dịch giảm đã gây thiệt hại cho nền kinh tế hàng đầu châu Á. GDP của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong hơn một năm, tính đến hết năm 2021.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản Trung Quốc năm 2021 tăng 4,4% so với năm 2020. Doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn trong năm ngoái cũng tăng 1,9% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, cả hai con số này đều đã giảm trong hai tháng đầu năm 2022.
Doanh số bán nhà vẫn tiếp tục giảm ngay cả khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất cơ bản cho vay 5 năm, vốn thường được dùng để định giá lãi suất thế chấp. Doanh số bán nhà theo hợp đồng của 100 tập đoàn bất động sản lớn nhất quốc gia cũng giảm 1/3 trong hai tháng đầu năm 2022 so với một năm trước đó, theo dữ liệu của China Index Academy.
Chính quyền nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn
Một số ngân hàng Trung Quốc đã phát hành trái phiếu cơ sở hạ tầng để cấp vốn cho các tập đoàn bất động sản. Các trái phiếu này chỉ tài trợ cho việc mua lại các dự án bất động sản, trong đó các ngân hàng về cơ bản đang chia sẻ rủi ro tín dụng của các dự án đó với các trái chủ.
Chính quyền Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng cung cấp các khoản vay cho các nhà phát triển hoặc công ty có uy tín để mua lại các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án chưa hoàn thành, bị ảnh hưởng bởi khó khăn tài chính của chủ sở hữu ban đầu. Chính sách này nhằm ổn định nguồn cung, giá nhà và khôi phục niềm tin của người mua nhà.
Tuy nhiên, trái phiếu cơ sở hạ tầng thường được phát hành vào đầu năm. Theo Soochow Securities Co., khối lượng trái phiếu này có thể sớm giảm, làm giảm ham muốn cho vay của các ngân hàng và tăng tính cấp bách đối với chính phủ trong thiết lập các biện pháp thúc đẩy các ngân hàng sẵn sàng cho vay đối với những dự án bất động sản.
Eric Wang, nhà phân tích tại CMB International Securities cho biết: “Hiện tại, các ngân hàng không quá nhiệt tình trong việc tăng cường cho vay”. Ông nói thêm rằng các ngân hàng đã chậm cho vay đối với nhiều nhà phát triển tư nhân do lo ngại về khả năng trả nợ của họ trong bối cảnh doanh số bán nhà giảm và chi phí vay vốn tăng, những vấn đề ngày càng nghiêm trọng đối với những đơn vị sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính. Thay vào đó, các ngân hàng quan tâm đến việc cho những nhà phát triển được nhà nước hậu thuẫn vay vì sự an toàn.
-
Đầu tư bất động sản châu Á đạt đỉnh trong năm 2022
Năm 2021 đánh dấu sự thay đổi đáng kể khi chính phủ các nước, doanh nghiệp và cộng đồng tiếp tục chung tay vượt qua khó khăn mà đại dịch Covid-19 gây ra, đặc biệt được thể hiện rõ qua lĩnh vực bất động sản.
-
Tầng lớp siêu giàu thế giới đang sống ở đâu?
Hai năm sau đại dịch COVID-19, các thành phố lớn trên thế giới đang dần lấy lại sức hấp dẫn đối với giới thượng lưu trên toàn cầu.
-
Giới tài phiệt Nga sở hữu khối bất động sản khổng lồ ngay trên đất Mỹ
Giới tài phiệt Nga đã đổ hàng tỷ đô vào bất động sản Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Các lệnh trừng phạt của Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa chắc đã có thể chạm tới “tảng băng chìm” này, nhưng sẽ tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản Mỹ và tâm lý nhà đầu tư nói chung.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...