23/09/2010 7:18 AM
Nếu cách đây chỉ vài tháng, người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương bàn đến chính sách thoái lui thì nay họ đã buộc phải đảo ngược quan điểm.

Ngân hàng Trung ương của các nước lớn trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong việc rút đi các chính sách đã đưa ra trong thời khủng hoảng bởi kinh tế thế giới đang tăng trưởng yếu. Họ buộc phải cân nhắc giữa việc tiếp tục chính sách kích thích.

Ngày 21/09/2010, FED cho biết sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nếu cần thiết và nhấn mạnh vào chương trình mua tài sản.

Ngân hàng Trung ương Anh ngày hôm qua cũng cho biết các nhà hoạch định chính sách đang tiến gần hơn đến bổ sung thêm chính sách hỗ trợ.

Ngày 02/09/2010, Ngân hàng Trung ương châu Âu kéo dài chương trình hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng trong cả năm 2011.

Một loạt động thái trên tương phản hoàn toàn với thời kỳ đầu của năm 2010, trước khi khủng hoảng nợ Hy Lạp bùng phát vào tháng 5/2010, khi đó người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương đang cân nhắc liệu có nên chấm dứt hoặc thắt chặt chính sách thời hậu khủng hoảng.

Theo OECD, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu từ thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất tính từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 đang khiến nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia thất vọng.

Ông Stuart Thomson, trưởng bộ phận thu nhập cố định tại Ignis Asset Management, nhận xét: “Các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm, vì thế các Ngân hàng Trung ương sẽ phải đưa ra biện pháp nới lỏng định lượng, vấn đề ở chỗ khi nào các biện pháp sẽ được áp dụng”

Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ mới đây đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức gần 0% trong khi đó hạ dự báo về lạm phát.

Quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật mới đây đã khẳng định rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế Nhật tăng lên khi đồng yên mạnh hơn.

Cách đây hơn 1 tuần, Ngân hàng Trung ương Nhật buộc phải hạ giá đồng yên lần đầu tiên trong 6 năm bởi đồng yên giá cao ảnh hưởng nhiều đến sự phục hồi của kinh tế Nhật.
Cafeland.vn - Theo Bloomberg
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland