Ông Nguyễn Duy Hưng |
Chia sẻ trên trang cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã nhận định như vậy.
Theo ông Hưng, condotel là mô hình được nhiều công ty trên thế giới áp dụng huy động vốn của nhà đầu tư để phát triển các dự án bất động sản, mô hình này cũng đang nở rộ tại Việt Nam.
Theo tính toán, số lượng condotel Việt Nam đã gần đạt mức 80.000 căn, chưa kể các nhà phát triển bất động sản đã “sáng tạo” thêm mô hình gần tương tự là “biệt thự nghỉ dưỡng” hiện quy mô cũng chẳng ít hơn condotel là mấy. Với các loại hình này, nhà đầu tư có thể mua và ngay sau đó cho công ty liên quan đến những người phát triển dự án thuê lại với mức giá được chào rất hấp dẫn.Với một sản phẩm mà tổng thị trường đã cả chục tỷ đô la mà hiện chưa có khung pháp lý điểu chỉnh thì thực sự đang tiềm ẩn rủi ro rất lớn, ông Hưng bày tỏ quan ngại.
“Đối với các nhà đầu tư thì thật sự quá rủi ro khi họ đầu tư vào một sản phẩm không rõ ràng mà chưa được pháp luật bảo hộ. Với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung rõ ràng là đang tiềm ẩn một núi rủi ro nhãn tiền”, ông Hưng nhấn mạnh.
Số lượng condotel Việt Nam đã gần đạt mức 80.000 căn. Ảnh minh họa: Trần Phong
Theo chủ tịch SSI, thực chất condotel là một sản phẩm tài chính để huy động vốn, thay vì nhà đầu tư nhận được vốn gốc và lãi khi đáo hạn thì nhà đầu tư sẽ nhận được căn hộ khi đáo hạn và mức lợi nhuận hàng năm được cam kết không rõ ràng của người huy động.
Vì vậy, ngoài các Bộ ngành liên quan đến xây dựng và đất đai thì không thể thiếu vai trò của Ngân hàng Nhà nước, của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có các quy định quản lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân thủ các quy định của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu so với tổng tài sản huy động, phải chịu cơ chế giám sát về công bố thông tin bao gồm cả các nội dung quảng cáo, hợp đồng ký 2 bên và phương án cam kết lợi nhuận phải tuân thủ theo mẫu đã được phê duyệt và chịu sự giám sát thực hiện hoặc bảo lãnh của một bên thứ 3,...
Vị này cũng lưu ý với các nhà đầu tư khi chưa có quy định pháp luật rõ ràng phải tự bảo vệ mình bằng cách tự tìm hiểu để biết mình đang đầu tư vào cái gì, mình nhận những gì và có những rủi ro gì trong tương lai?
Trong một văn bản mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng bày tỏ quan ngại khi mà nguồn cung căn hộ condotel có dấu hiệu tiếp tục phát triển nóng, tăng đột biến, có thể dẫn đến tình trạng bội thực cung vượt cầu.
Điều đáng nói là dù nguồn cung tăng chóng mặt nhưng hiệu quả khai thác, kinh doanh có thể không đạt như kỳ vọng dẫn đến một số chủ đầu tư có thể không thực hiện được cam kết lợi nhuận với khách hàng.
Ngoài loại hình căn hộ condotel trên đây, còn xuất hiện một dạng khác của căn hộ condotel là "căn hộ hometel" cũng là căn hộ du lịch trong các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, cũng được chủ đầu tư cam kết có sổ đỏ quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Điểm khác biệt mà chủ đầu tư công bố là người sở hữu căn hộ hometel được quyền sử dụng căn hộ để nghỉ dưỡng như là căn nhà thứ 2 hoặc tự cho thuê và chỉ nộp phí quản lý theo thỏa thuận với chủ đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng (nếu có).
Bên cạnh đó, còn có những dự án hỗn hợp tại các khu vực đã được quy hoạch là khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhưng chủ đầu tư lại công bố nhiều loại sản phẩm bất động sản như khách sạn, căn hộ condotel, căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự mà người mua được cư trú lâu dài, có sổ đỏ ổn định lâu dài... dẫn đến gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư thứ cấp là quyền sở hữu căn hộ condotel và quyền sử dụng đất cũng tương tự căn hộ chung cư nhà ở.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....