Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngoại hối trong 6 tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước cho biết Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng lượng tiền cung ứng thông qua việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày; giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7,8%/năm xuống 7,5%-7%/năm;
Tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn; Thực hiện hoán đổi ngoại tệ với các tổ chức tín dụng có dư vốn huy động bằng ngoại tệ; giảm lãi suất hoán đổi ngoại tệ kỳ hạn 1 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm và 3 tháng từ 8,5%/năm xuống 8%/năm; Hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng.
Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận theo hướng mở rộng đối tượng cho vay. Đồng thời, chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận và giảm dần mặt bằng lãi suất;
Về ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tiền gửi
tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Điều
chỉnh tăng 3,36% tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD/VND kể từ ngày
11/2/2010 và duy trì ổn định cho đến nay.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực mua lại ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Bán ngoại tệ can thiệp ở mức hợp lý để hỗ trợ ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.
9 nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm
Theo Ngân hàng Nhà nước, định hướng nhiệm vụ đầu tiên là điều hành lượng tiền cung ứng theo kế hoạch đảm bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm 2010 tăng khoảng 20-25%.
Thứ hai, điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần
thông qua các biện pháp: Tăng lượng tiền cung ứng; Ổn định các mức lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất hoán đổi
ngoại tệ;
Tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý; Tiếp tục cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy các ngân hàng thương mại thực hiện đồng thuận về lãi suất huy động và cho vay theo hướng giảm, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.
Thứ ba, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô.
Thứ tư, tổ chức triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thứ năm, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng tăng đủ vốn điều lệ theo quy định vào thời điểm 31/12/2010.
Thứ sáu, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế vĩ mô, dự báo sát tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước
Thứ bảy, tiếp tục triển khai các đề án thành phần thuộc Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Xây dựng và hoàn thiện Đề án chi tiết đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015.
Thứ tám, nâng cao chất lượng, tần suất của công tác truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Thứ chín, tích cực triển khai công tác cải cách hành chính với trọng tâm là hoàn thành giai đoạn 2, giai đoạn 3 của Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo thống kê 6 tháng đầu năm từ Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất huy động VND trong Quý I/2010 có xu hướng tăng, lãi suất cho vay VND thực tế ở mức khá cao. Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt
nhiều giải pháp nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy
động và
cho vay VND từ đầu tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc
độ tăng
trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư
nợ tín
dụng. Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân hàng
thương mại nhà nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn khoảng
13,3%; Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất
khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm (tương ứng
với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007). Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín
dụng giảm 1,3-3,5%/năm và duy trì ở mức 0,2-1%/năm; lãi suất tiền gửi USD của
dân cư và lãi suất cho vay USD tăng nhẹ so với cuối năm 2009. Về tỷ giá và thị trường ngoại hối, từ đầu năm 2010, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã được
cải thiện đáng kể. Từ giữa tháng 4/2010, cung - cầu ngoại tệ đã trở lại
cân bằng, tính thanh khoản của thị trường ở mức cao, các tổ chức tín dụng tự
cân đối được ngoại tệ và không có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước,
nhiều tổ chức tín dụng do lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng tăng lên đã
tiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. Về huy động vốn, cho vay, trong
6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng
dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với
cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%, dư
nợ tín dụng ước tăng 10,52%. |
Cafeland.vn
Theo SBV