Nếu trả cổ tức, GDP sẽ bị sụt giảm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, hệ số an toàn vốn của khối các ngân hàng thương mại nhà nước đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu trả cổ tức, GDP sẽ bị sụt giảm.
Ngược lại, việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ đem đến những lợi ích cho cả ngân hàng và nền kinh tế.
Theo BIDV, năm 2015, BIDV và VietinBank không trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương với việc ngân sách Nhà nước giảm thu khoảng 4.700 tỷ đồng từ nguồn cổ tức trong năm 2016. Tuy nhiên, khoản tiền này chỉ chiểm một phần nhỏ khoảng 0,45% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, việc cho phép 2 nhà băng này được giữ lại phần lợi nhuận này để tăng vốn sẽ đem lại những lợi ích dài hạn hơn. Cụ thể:
Một là, giúp các ngân hàng thương mại nhà nước đáp ứng yêu cầu theo thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng, định hạng tín nhiệm, cũng như chấp hành quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo an toàn vốn.
Hai là, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, phục vụ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tín dụng lớn của các ngành kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, viễn thông..., đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền không có hoặc ít có lợi ích kinh tế trực tiếp. Chỉ tính riêng việc tăng thêm 4.700 tỷ đồng vốn tự có cho BIDV và VietinBank, khả năng sẽ mở rộng được thêm khoảng 50.000 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế.
Ba là, việc này cũng sẽ mang lại lợi ích kinh tế lâu dài đối với ngân sách Nhà nước. Khi Nhà nước đầu tư cho các ngân hàng, số cổ tức hàng năm thu được thêm lớn hơn lãi suất tiết kiệm, cao hơn so với đầu tư vào các ngành khác (cao hơn nhiều lãi suất Chính Phủ đi vay), đặc biệt khi các NHTM bán bớt phần vốn Nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phần còn thu được thặng dư đáng kể.
Bốn là, đảm bảo cho các ngân hàng có đủ nguồn lực để thực hiện vai trò cân đối vĩ mô, can thiệp thị trường, nhất là trong công cuộc tái cơ cấu các tổ chức tín dựng giai đoạn 2.
Năm là, tạo ra nhiều tích cực để thu hút nhà đầu tư tài chính hoặc đầu tư chiến lược, khi cân nhắc đầu tư hoặc mua cổ phần tại các ngân hàng này.
Từ những phân tích trên, BIDV đề xuất Chính phủ chỉ đạo NHNN và Bộ Tài chính chấp thuận cho các ngân hàng thương mại nhà nước được cân đối và quyết định việc sử dụng nguồn cổ tức các năm để tăng vốn cho năm sau qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tùy thuộc vào năng lực tài chính và điều kiện của ngân hàng.
Mới đây, BIDV cũng lên tiếng khẳng định phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức 2015 của ngân hàng này là đúng quy định của pháp luật. Ngân hàng sẽ thực hiện điều chỉnh phương án chi trả cổ tức theo quyết định cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp, NHNN có văn bản yêu cầu trả cổ tức bằng tiền mặt, BIDV sẽ chấp hành theo đúng quy định.
-
Bộ Tài chính đòi chia cổ tức tiền mặt: BIDV nói gì?
CafeLand – Liên quan đến việc Bộ Tài chính vừa có yêu cầu BIDV và Vietinbank chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt, BIDV vừa chính thức lên tiếng về vấn đề này.
-
Bộ Tài chính tiếp tục yêu cầu BIDV và Vietinbank trả cổ tức vào ngân sách
CafeLand - Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo người đại diện- phần vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách nhà nước.
-
“Đòi” BIDV, VietinBank trả cổ tức bằng tiền: NHNN đang xem xét
CafeLand – Liên quan đến việc Bộ Tài chính “đòi” 2 ngân hàng lớn là BIDV, VietinBank trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước, đại diện NHNN cho biết đang xem xét và sẽ báo cáo lên Chính phủ.