Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, hiện nay, các mặt hàng tôn, thép trên thị trường Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài đang gia tăng mạnh mẽ về sản lượng. Điều này đang khiến cho thị trường trong nước trở nên “nghẹt thở” hơn khi tình hình tiêu thụ nội địa vẫn tiếp tục ảm đạm.
Bộ Công thương quyết định giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá từ 4,43 - 25,22% tới năm 2025 đối với một số sản phẩm thép cán nguội Trung Quốc
Mới đây, Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-BTC về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội Trung Quốc tiếp tục giữ nguyên theo Quyết định số 3390/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 21.12.2020. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 5 năm, tính từ ngày 21/12/2020.
Theo quyết định này, thép cán nguội Trung Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá dao động trong khoảng 4,43 - 25,22% tùy vào từng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cụ thể.
Trước đó vào năm 2019, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã gửi hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.
Kết quả điều tra của Bộ Công Thương cho thấy, trong thời kỳ điều tra vào tháng 9/2019, lượng nhập khẩu thép cán nguội từ Trung Quốc xấp xỉ 273.000 tấn, chiếm 65,5% tổng lượng nhập khẩu thép cán nguội vào Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, một số sản phẩm thép Trung Quốc tồn tại các yếu tố có hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.
Ngoài ra, sự gia tăng trên là nguyên nhân chính gây tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa tương tự của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khiến ngành sản xuất trong nước đang bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể, thể hiện ở hầu hết các chỉ số, đặc biệt là các chỉ số về lợi nhuận, tồn kho và thị phần.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
-
Ngành thép vẫn "ám ảnh" chuyện nhập siêu
Sau lần xuất siêu đầu tiên vào năm 2021, ngành thép đã quay sang nhập siêu trong năm 2022. Trong bối cảnh nguồn cung thép xây dựng tại thị trường nội địa đang dư thừa thì con số nhập siêu hơn 3,3 triệu tấn sắt thép đặt ra không ít câu hỏi cần giải đáp.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.