Một vòng quanh những tuyến đường sầm uất quận 1 như Đồng Khởi, Ngô Đức Kế, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng…, các cửa hàng đồ ăn, thời trang, gia dụng, làm đẹp… nổi tiếng đồng loạt đóng cửa. Nhiều cửa hàng kinh doanh "ngấm đòn" sau những đợt dịch liên tiếp đã ngừng hoạt động, trao trả mặt bằng.
Trên đường Hồ Tùng Mậu, đoạn sát trung tâm thương mại Bitexco, hàng loạt căn nhà cửa đóng then cài. Theo tìm hiểu, nơi đây từng là các cửa hàng trà sữa, thời trang hút khách, giá thuê mặt bằng hiện tại trên dưới 100 triệu đồng/ tháng (khoảng 80m2). Tuy nhiên, theo người dân xung quanh, vì đại dịch, các cửa hàng này không cầm cự được bao lâu đành đóng cửa. Chủ sở hữu đã nhiều lần giảm giá cho thuê nhưng vẫn không kiếm được người thuê, nên hiện tại, tình trạng mặt bằng bỏ trống vô cùng lớn.
Không chỉ ở khu vực quận 1, trung tâm thành phố, tình trạng mặt bằng vắng người thuê, loạt cơ sở kinh doanh lao đao vì đại dịch cũng diễn ra khá nhiều trên các tuyến đường thuộc địa bàn các quận huyện khác ở TP.HCM.
Trên đường Hồ Văn Huê, nơi được coi là "thủ phủ" đồ cưới của quận Phú Nhuận, cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Con đường hằng ngày đông đúc, giờ đây đìu hiu, vắng vẻ lạ thường.
Theo một số chủ sở hữu bất động sản, quản lý mặt bằng, diễn biến của dịch bệnh khó khăn, nên họ đã tiến hành giảm giá mặt bằng, hỗ trợ người thuê nhưng vẫn lâm tình trạng bỏ trống, vì người kinh doanh, thuê mặt bằng không thể chịu "nhiệt" giai đoạn này.
Trong khi đó, anh H., chủ một quán café và bia cho giới trẻ trên đường Phạm Văn Đồng cho biết, từ khi TP.HCM phát hiện ổ dịch, anh lỗ khoảng 100 triệu đồng/ tháng và đang chuẩn bị đóng cửa quán vì "có kinh doanh được đâu".
"Tiền mặt bằng đã 35 triệu đồng/ tháng rồi. Chưa kể chi phí khác. Mỗi tháng tôi lỗ trên dưới 100 triệu. Khó khăn lắm".
Mặt bằng đắc địa quận 1 lâm tình trạng vắng khách
Một quán bar, café, bia nổi tiếng của quận 1 cũng treo biển cho thuê nhà, mặt bằng.
-
Dịch bệnh ở TP.HCM: Những quận, huyện nào thuộc nhóm nguy cơ rất cao?
CafeLand – Quận Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Tân Phú và một phần của Thành phố Thủ Đức được xếp vào nhóm nguy cơ rất cao do số lượng ca bệnh lớn và tăng nhanh.








-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...
-
Thông tin mới nhất về dự án cầu đường Bình Tiên kết nối quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh
Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,6km kết nối quận 6, 8 và huyện Bình Chánh dự kiến khởi công vào đầu năm 2026, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này....
-
Siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ có 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu
Theo đề án, sau sắp xếp, TP.HCM mới sẽ là siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 6.772,65 km2, quy mô dân số trên 13,7 triệu người; có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu....