Mới đây, Công ty CP Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 với doanh thu đạt hơn 5.500 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của Nam Kim giảm 53,7% còn 50,5 tỷ đồng. Các chi phí của công ty trong quý vừa qua cũng đều giảm trong đó chi phí bán hàng giảm nhất với mức 60% còn 214 tỷ đồng.
Kết quả, Nam Kim báo lãi sau thuế ở mức 125 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, doanh nghiệp này đã có lãi trở lại sau 3 quý lỗ liên tiếp, kể từ quý 3/2022.
Thép Nam Kim báo lãi trở lại sau 3 quý lỗ liên tiếp
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Nam Kim ghi nhận 9.870 tỷ đồng doanh thu và hơn 76 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 31% và 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu kết quả này vẫn không thay đổi sau kết quả soát xét, cổ phiếu NKG có thể sẽ được giao dịch ký quỹ (cấp margins) trở lại trong thời gian tới.
So với kế hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu 20.000 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, doanh nghiệp này đã hoàn thành 49% mục tiêu doanh thu và 19% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Nếu kết quả này vẫn không thay đổi sau kết quả soát xét, cổ phiếu NKG có thể sẽ được giao dịch ký quỹ (cấp margins) trở lại trong thời gian tới.
Ban lãnh đạo Nam Kim cho rằng năm 2023 sẽ là một năm cực kỳ nhiều thách thức. Biến động giá nguyên liệu đầu vào, chất đốt... vẫn rất khó lường; rủi ro về lạm phát tăng cao, khiến nhu cầu về xây dựng suy giảm; kinh tế thế giới đối diện với khủng hoảng khi lãi suất tăng cao, các dự án triển khai ngày một ít đi trong khi chi phí lãi vay toàn cầu tăng mạnh. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, đặc biệt là các sản phẩm về tôn mạ và ống thép.
“Thị trường năm 2023 sẽ chưa thực sự thuận lợi để tăng trưởng nhưng những gì khó khăn nhất đã qua”, lãnh đạo Nam Kim nhận định.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của Nam Kim đạt 12.179 tỷ đồng, giảm gần 1.300 tỷ đồng so với đầu năm nay. Trong đó, chiếm tỷ trong lớn nhất là hàng tồn kho ở mức 5.228 tỷ đồng, giảm 25,3% so với đầu kỳ.
Doanh nghiệp tôn mạ này còn đang nắm giữ hơn 1.480 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và một lượng nhỏ cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tương đương 12% tổng tài sản.
Về phía cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Nam Kim giảm khoảng 16,5% so với thời điểm đầu năm nay, xuống còn 6.797 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là 4.525 tỷ đồng với toàn bộ là nợ ngắn hạn.
-
Tập đoàn Hoa Sen nợ hơn 4.300 tỷ nợ ngắn hạn, ngân hàng nào là chủ nợ lớn nhất?
Tại thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen xấp xỉ 6.160 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 4.300 tỷ đồng với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.