Lợi nhuận quý 3 giảm mạnh tới 95%
Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 niên độ 2022-2023 (từ 1/10/2022 đến 30/9/2029) với doanh thu thuần 8.645 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Với việc giá vốn bán hàng ở mức cao, lên đến 7.753 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của Hoa Sen giảm mạnh tới 44%, chỉ còn 892 tỷ đồng.
Trong kỳ, các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đã bào mòn gần như toàn bộ lợi nhuận gộp của Hoa Sen, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn vỏn vẹn 4,7 tỷ đồng.
Nhờ khoản lợi nhuận khác hơn 7,5 tỷ, doanh nghiệp do ông Lê Phước Vũ làm Chủ tịch HĐQT báo lãi sau thuế 14 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm 2022.
Lãnh đạo Hoa Sen cho biết, nguyên nhân kinh doanh sụt giảm là bởi sản lượng tiêu thụ giảm và giá vốn bán hàng tăng cao; giá thép tôn quay đầu giảm sau giai đoạn phục hồi những tháng đầu năm. Bù lại, nhờ việc tiết giảm chi phí nên công ty vẫn kịp báo lãi mỏng quý này.
Tập đoàn Hoa Sen báo lãi quý 3 niên độ 2022-2023 vỏn vẹ 14 tỷ, giảm 95% so với cùng kỳ
Lũy kế 9 tháng, Hoa Sen ghi nhận doanh thu 23.544 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ niên độ trước. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp này vẫn lỗ 410 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1.100 tỷ đồng.
Được biết năm 2023, Hoa Sen đưa ra hai kịch bản lợi nhuận 100 tỷ đồng và 300 tỷ đồng, đều thấp so với kế hoạch 10 năm trở lại đây. Cụ thể, kịch bản đầu tiên dựa trên sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn, mang về doanh thu 34.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 100 tỷ đồng. Với kịch bản khả quan hơn là tiêu thụ được 1,5 triệu tấn thành phẩm, công ty dự kiến thu 36.000 tỷ đồng và lãi 300 tỷ đồng.
Như vậy, với việc lỗ tới 410 tỷ đồng sau 9 tháng, Hoa Sen hiện vẫn còn ở rất xa so với mục tiêu lãi 100-300 tỷ đồng trong niên độ này.
Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ cho rằng những khó khăn của ngành tôn thép nói chung có thể kéo dài tới cuối năm 2024 do các vấn đề vĩ mô như bất ổn địa chính trị, chính sách tiền tệ thắt chặt, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, nhu cầu suy yếu.
“Năm nay có lãi là thành công rồi”, Chủ tịch Hoa Sen nhận định.
Ngân hàng nào đang là chủ nợ hơn 4.300 tỷ của Hoa Sen?
Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của Hoa Sen đạt 16.526 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với số đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho là 6.248 tỷ đồng, giảm 15,5% so với đầu niên độ tài chính 2022-2023. Tiền gửi ngân hàng tăng tới 116% lên mức 713 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Hoa Sen tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lên mức 6.160 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là 4.370 tỷ đồng với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn.
Tập đoàn Hoa Sen vay nợ ngắn hạn hơn 4.300 tỷ đồng. Nguồn BCTC quý 3 niên độ 2022-2023
Hiện tại, doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ đang vay nợ tại một loạt ngân hàng, trong đó có những cái tên lớn như VietinBank, Vietcombank, HSBC…
Trong đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Bình Dương (VietinBank Bình Dương) đang là chủ nợ lớn nhất với giá trị cho vay ngắn hạn là hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với thời điểm đầu niên độ. Khoản nợ tại VietinBank Bình Dương chiếm 58% tổng nợ vay ngân hàng tại doanh nghiệp sản xuất tôn mạ này.
Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Bình Dương (Vietcombank Nam Bình Dương) với giá trị gần 1.750 đồng. Ngoài ra, một chủ nợ lớn khác của Hoa Sen là Ngân hàng Đại chúng TNHH Kasikornbank - Chi nhánh TP.HCM với số tiền 46 tỷ đồng.
Trước đó, Hoa Sen đã tất toán toàn bộ các khoản nợ vay bằng USD, đảm bảo không ghi nhận chênh lệch tỷ giá từ các khoản nợ vay cho dù tỷ giá có biến động trong tương lai. Đồng thời doanh nghiệp này cũng đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ vay dài hạn, giảm đáng kể chi phí lãi vay có thể phát sinh.
Tại Đại hội thường niên hồi đầu năm, Chủ tịch Lê Phước Vũ cho biết, lãi ngân hàng 6,5% thì Hoa Sen sẽ không vay, xuống 6,2% mới vay.
“Nói cho các anh ngân hàng ở đây biết, xưa các anh ăn tôi thì nay tôi ăn lại, lãi suất sẽ phải giảm tiếp”.
-
Hòa Phát kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2023?
Mặc dù Hòa Phát báo lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong quý 2/2023, gấp gần 4 lần so với quý đầu năm nhưng lợi nhuận 6 tháng sụt giảm tới 85% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hòa Phát của tỉ phú Trần Đình Long “ôm” nợ hơn 60.000 tỉ, tài sản tăng mạnh lên gần 7,4 tỉ USD
Tại thời điểm cuối quý 1.2023, nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát xấp xỉ 79.000 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 60.000 tỉ đồng.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.