Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 25/12 thu ngân sách nhà nước đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán; trong đó ngân sách trung ương tăng 4,6%; ngân sách địa phương tăng 4,4%.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các nguồn thu, tăng cường quản lý thu các lĩnh vực, ngành hàng, địa bàn trọng điểm, hoạt động thương mại điện tử, giao dịch xuyên biên giới, chuyển nhượng bất động sản, rà soát giá tính thuế bất động sản để sát giá thị trường,...; phấn đấu tăng thu ở các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện để bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính đã tham mưu, đề xuất trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2023 với quy mô dự kiến khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Đến nay, tổng số đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng.
Về chi ngân sách nhà nước, ước đến ngày 31/12, chi đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 79,8% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao tăng 144 nghìn tỷ đồng (33%) so cùng kỳ năm 2022, chi thường xuyên ước đạt 90,3% dự toán, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản nợ đến hạn, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2023 (đã dành khoảng 470 nghìn tỷ đồng của ngân sách các cấp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương), thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương các cấp được đảm bảo. Lũy kế đến ngày 25/12/2023, đã phát hành được 296,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 74,2% kế hoạch đầu năm, kỳ hạn phát hành bình quân 12,54 năm, lãi suất bình quân 3,21%/năm, góp phần bù đắp bội chi và trả nợ các khoản nợ gốc ngân sách trung ương đến hạn.
Dự báo năm 2024 có nhiều thời cơ và thách thức đan xen, do đó Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh thực hiện các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, ngành tài chính bảo đảm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ và lộ trình tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương.
-
Hơn 127.000 tỷ đồng tiền thuế GTGT đã được hoàn
Tính đến ngày 30/11/2023, cơ quan thuế đã ban hành 16.778 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền thuế hoàn là 127.783 tỷ đồng, bằng 68,7% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2023 đã được Quốc hội thông qua, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2022
-
Bất động sản 2023: Loay hoay vượt cơn bĩ cực
Năm 2023 là một năm đầy thăng trầm với thị trường bất động sản. Nửa đầu năm, thị trường bước vào vùng đáy. Nửa cuối năm, thị trường có dấu hiệu khởi sắc hơn, mang đến tia hy vọng về sự phục hồi trong thời gian tới. ...
-
Ba dự án luật sửa đổi vừa được thông qua tác động ra sao đến ngành bất động sản nhà ở?
Quốc hội khóa 15 đã thông qua dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi sau kỳ họp thứ VI vào tháng 11/2023 và thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp bất thường lần thứ V vào tháng 1/2024. Theo đó, các luật mới sẽ bắt đầu có hiệu lự...
-
Nhiều địa phương tại miền Trung – Tây Nguyên lên kế hoạch thu hút dòng vốn đầu tư trong năm 2024
Song song với việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được cấp phép, nhiều địa phương tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng vừa ban hành chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 cũng như việc triển khai những đồ án quy ho...