Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022, công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn nhận định thị trường xi măng trong nước tiếp tục cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cao so với cầu. Theo đó, nguồn cung ước đạt khoảng 107 triệu tấn, trong khi nhu cầu xi măng trong nước chỉ khoảng 64-65 triệu tấn.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu xi măng dự báo vẫn khó khăn, các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, dựng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận tải tăng cao...
Đặc biệt, nhu cầu sử dụng xi măng bao đang thấp hơn xi măng rời, làm giảm lợi thế về thương hiệu xi măng Vicem Bỉm Sơn, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất - kinh doanh.
Xi măng Bỉm Sơn dự kiến tiêu thụ 5,3 triệu tấn sản phẩm trong năm 2022
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, Vicem Bỉm Sơn đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu sản xuất, kinh doanh khá tham vọng. Theo đó, công ty dự kiến sản xuất hơn 3,3 triệu tấn clinker; tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt 5,3 triệu tấn, trong đó bao gồm 4,35 triệu tấn xi măng và 950.000 tấn clinker.
Đáng chú ý, Vicem Bỉm Sơn dự kiến tổng doanh thu ở mức 4.719 tỷ đồng, tăng thêm gần 400 tỷ đồng so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế đạt 200 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 160 tỷ đồng, tăng 49,5% so với năm trước. Ngoài ra, công ty cũng dự kiến mức chia cổ tức cho năm 2021 với tỷ lệ là 5%.
Cũng trong năm nay, Xi măng Bỉm Sơn dự kiến sẽ đẩy nhanh việc xin cấp giấy phép khai thác mỏ đá vôi Yên Duyên nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên lâu dài. Hoàn thành lắp đặt tuyến vận chuyển xi măng NXM 1,2 và 3 tới các silo chứa để tối ưu hóa quá trình nghiền và xuất hàng.
Trong năm 2021, sản lượng tiêu thụ xi măng của Vicem Bỉm Sơn đạt 5,35 triệu tấn với tổng doanh thu đạt 4.300 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ghi nhận mức tăng mạnh, với 107 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ và tăng 31% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế 85,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 27% và 25%.
-
Tiêu thụ xi măng nội địa đạt hơn 13,5 triệu tấn trong quý 1/2022
Nhu cầu trong nước phục hồi cùng với việc hưởng lợi từ đẩy mạnh đầu tư công được cho là tác động tích cực đến thị trường xi măng trong quý 1/2022.
-
Thanh Hoá quy hoạch một xã rộng gần 3.000ha để phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp
Khu vực được quy hoạch có tổng diện tích 2.976,45ha, là trung tâm tổng hợp của vùng phía Nam huyện Ngọc Lặc.
-
Thành lập cụm công nghiệp 30ha tại huyện ven biển Thanh Hoá
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Hoằng Đông, huyện Hoằng Hoá. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam.
-
Thanh Hoá đặt mục tiêu giải phóng mặt bằng 686 dự án trong năm 2025
Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 686 dự án, trên địa bàn 26 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích cần giải phóng là 2.590,7ha.