Theo cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc, dòng tiền nóng đổ vào quốc gia này đã không có một sự gia tăng nào mặc dù những chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ đôi khi đã khiến Bắc Kinh đổ lỗi là nguyên ngân gây bất ổn các dòng vốn.

Bộ quản lý ngoại hối Trung Quốc (Safe) cho biết, tổng lượng tiền nóng và vốn đầu cơ bất hợp pháp trị giá 35,5 tỷ USD chảy vào quốc gia này trong năm ngoái được coi “như một con kiến” so với quy mô nền kinh tế này.

Sự gia tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong 5 năm qua đến nay đã đạt mức lớn nhất thế giới với 2,850 tỷ USD là nguyên nhân khiến nhiều nhà phân tích dự đoán rằng những dòng tiền nước ngoài lớn đã vượt qua những quy định kiểm soát vốn chặt chẽ của quốc gia này và tìm cách xâm nhập vào các thị trường chứng khoán và bất động sản trong nước. Kết quả là, Safe đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết để thử và tính toán lượng tiền nóng thực sự và nhận thấy rằng lượng này tương đối hạn chế. “ Chúng tôi đã không tìm thấy bằng chứng nào về dòng vốn quy mô lớn được hợp tác với bất kỳ định chế tài chính có tiếng nào” - cơ quan này cho biết. Trong thập kỷ qua, lượng tiền nóng trung bình hàng năm đổ vào Trung Quốc là 28,9 tỷ USD, tương đương 9% mức tăng dự trữ ngoại hối. Trong một báo cáo khác, Safe cũng cho biết “ Lý lẽ cho rằng những dòng vốn nước ngoài sẽ thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán nội địa là thiếu bằng chứng”.

Safe là cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra những chính sách kiểm soát vốn của Trung Quốc. Họ có quyền được đảm bảo bất di bất dịch trong việc chỉ ra rằng họ sẽ không dễ dàng bị các nhà đầu tư qua mặt. Tuy nhiên, các số liệu từ cơ quan điều luật này sẽ gây khó khăn cho Bắc Kinh trong việc khẳng định rằng những áp lực lạm phát tại nền kinh tế này là kết quả của việc gia tăng thanh khoản trong hệ thống tài chính quốc tế do chính sách nới lỏng định lượng của Qũy dự trữ liên bang Mỹ Fed gây ra. Bắc Kinh đã từng kêu gọi các chính phủ khác buộc tội Fed về việc gây ra những dòng vốn lớn và lạm phát tại các quốc gia đang phát triển. Theo ông Zhu Guangyao - phó Bộ trưởng tài chính “ Fed đã không cân nhắc tới tác động của thanh khoản dư thừa tại các thị trường mới nổi khi đưa ra chương trình nới lỏng định lượng lần hai tại thời điểm này”.

Lạm phát tại Trung Quốc đã tăng tới mức 4,9% và vượt mức mục tiêu mà chính phủ đề ra cho năm ngoái với 4%. Trong khi một số nhà kinh tế tin rằng cuộc chiến lạm phát hiện tại là hậu quả của các vấn đề ngắn hạn trong sản xuất thực phẩm thì một số người khác lại cho rằng đó là do sự mở rộng tín dụng mà các quan chức Trung Quốc đã đưa ra trong hai năm qua nhằm giúp nền kinh tế chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cafeland.vn - Theo DDDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland