Sau khi mất vị trí hàng đầu vào tay Singapore năm 2018, Mỹ đã giảm từ vị trí thứ ba xuống vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng hàng năm của Viện Phát triển Quản lý của một trường kinh doanh có trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ.
Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất trong năm thứ hai liên tiếp, tiếp theo là Đan Mạch và Thụy Sĩ.
Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) năm 2020
Cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã làm tăng sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp, một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cả hai nước.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giảm sáu bậc xuống vị trí thứ 20 trên bảng xếp hạng của IMD. Các cuộc chiến tranh thương mại đã làm thiệt hại cả nền kinh tế của Trung Quốc và Mỹ, đảo ngược quỹ đạo tăng trưởng tích cực của họ, theo IDM.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới cũng cho thấy, Singapore đã vượt Mỹ, chuyển sang vị trí số 2 khi độ mở thương mại giảm.
IMD bắt đầu bảng xếp hạng từ năm 1989, trong đó đánh giá 63 nền kinh tế trên chỉ số: sự kết hợp các dữ liệu cứng như việc làm, chi phí sinh hoạt và chi tiêu của chính phủ và dữ liệu mềm từ các cuộc điều tra của các giám đốc kinh doanh quốc tế về các chủ đề bao gồm ổn định chính trị và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Năm nước hàng đầu bao gồm Singapore, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan và Hồng Kông cho thấy sức mạnh của các nền kinh tế nhỏ hơn trong việc vượt qua rủi ro toàn cầu, IMD cho biết.
Singapore giành được vị trí hàng đầu nhờ thương đầu mại và tư mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng giáo dục và công nghệ, IMD cho biết. Đối thủ tài chính trong khu vực là Hồng Kông đã giảm ba bậc trên bảng xếp hạng xuống vị trí thứ 5 trong bối cảnh bất ổn xã hội và suy thoái kinh tế có trước virus corona.
Tại châu Âu, Đan Mạch đứng thứ hai dựa trên nền kinh tế mạnh, thị trường lao động, hệ thống y tế và giáo dục, cũng như đầu tư quốc tế, năng suất và hiệu quả. Thụy Sĩ đã vượt lên vị trí thứ ba dựa trên thương mại quốc tế, cơ sở hạ tầng khoa học và hệ thống giáo dục và y tế.
Vương quốc Anh đã leo bốn bậc lên vị trí thứ 19, mà IMD cho rằng có thể là một dấu hiệu cho thấy Brexit đã tạo ra nhận thức về một môi trường thân thiện với doanh nghiệp. Canada chuyển lên vị trí thứ 8 từ số 13.
Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương yếu hơn bình thường, với Nhật Bản trượt bốn điểm xuống vị trí 34 và Indonesia trượt tám bậc xuống vị trí 40. Ấn Độ vẫn ở vị trí 43.
Các nền kinh tế trên khắp Trung Đông phải vật lộn dưới sức nặng của cuộc khủng hoảng giá dầu, với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất giảm bốn bậc xuống vị trí thứ 9.
-
Mỹ: khách thuê đứng trước nguy cơ bị trục xuất ra khỏi nhà
CafeLand – Nhiều người Mỹ, nhất là những người da màu, đang đứng trước nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà, trở thành người vô gia cư vì bị mất việc làm và không thể trả tiền thuê nhà hàng tháng.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....