Thật ra, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước Mỹ cũng đã trải qua cảnh mà các chuyên gia về nhà ở gọi đó là một cuộc khủng hoảng trục xuất. Mỗi năm, hơn 2 triệu người bị trục xuất ra khỏi nhà, nhiều hơn số người bị tịch thu nhà ở thời kỳ khủng hoảng thế chấp năm 2008.
Các chuyên gia dự đoán cuộc khủng hoảng trục xuất sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới. Suy thoái kinh tế do Covid-19 đã tác động mạnh đến người thuê nhà, trong đó có nhiều người làm trong ngành dịch vụ, một ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vì coronavirus.
Ghi nhận thực tế từ ngày 25-3 đến ngày 10-4 cho thấy, gần một nửa số người thuê nhà có độ tuổi từ 18 đến 64 tuổi đã gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và cũng không đủ khả chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế.
Hàng ngàn người thuê nhà đã mất khả năng thanh toán tiền thuê nhà trong vài tháng qua. Những người da màu bị đối xử tồi tệ hơn những người thuê nhà da trắng do mất việc làm và bị phân biệt đối xử trong cộng đồng, theo báo cáo của Viện đô thị. Khoảng 25% người thuê nhà da đen và người Mỹ gốc Latinh báo cáo không trả tiền hoặc trả chậm tiền thuê nhà trong tháng 5 vừa qua, cao hơn nhiều so với mức 14% người da trắng.
Để giữ người dân trong nhà, chính quyền liên bang đã cấm trục xuất tại những nơi được liên bang hỗ trợ cho đến ngày 25-7. Một số thành phố và tiểu bang như Massachusetts, New York và Michigan cũng đưa ra các lệnh cấm trục xuất tạm thời của riêng họ. Tuy nhiên, một số lệnh cấm bắt đầu hết hạn trong tháng này, theo nghiên cứu của Eviction Lab thuộc Đại học Princeton.
Ngoài ra, số tiền 600 USD trợ cấp thất nghiệp liên bang mỗi tuần dự kiến sẽ hết vào cuối tháng 7. Số tiền này là những gì người mất việc có để trả tiền thuê nhà. Cùng với việc chấm dứt các lệnh cấm trục xuất, nước Mỹ có thể sẽ chứng kiến sự gia tăng các vụ trục xuất trên toàn quốc trong những tuần tới, ông Solomon Solomon Greene, thành viên cao cấp trong chính sách nhà ở tại Viện đô thị, nói với CNBC Make It.
Việc đuổi người dân ra khỏi nhà giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu khiến họ có nguy cơ mắc bệnh và lây lan Covid-19 nhiều hơn, biến một thảm họa thành một ngày tận thế, ông Aaron Aaron Carr, người sáng lập và giám đốc điều hành của Sáng kiến Quyền nhà ở, phát biểu.
Alieza Durana tại Eviction Lab cho rằng việc người dân bị trục xuất ra khỏi nhà có tác động lâu dài. Nó có thể phá hỏng tín dụng của người thuê trong nhiều năm, khiến họ khó tìm nơi ở mới, gây tổn thất về tinh thần và cảm xúc cho những người bị ảnh hưởng và đánh vào các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là phụ nữ da màu và con cái họ.
Nếu chính quyền tiểu bang và địa phương không sớm giúp đỡ, cơn sóng thần bị trục xuất sẽ xuất hiện, tình trạng vô gia cư trên toàn quốc sẽ tăng đột biến. Điều đó sẽ tàn phá không chỉ các cá nhân và cộng đồng của họ, mà cả nền kinh tế, Diane Yentel, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Liên minh nhà ở thu nhập thấp quốc gia, nhận định.
Hiện nay và hơn bao giờ hết, nhà ở là chăm sóc sức khỏe, Yentel nói. Đảm bảo ổn định nhà ở cho tất cả mọi người là cả một mệnh lệnh đạo đức và nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
Hiện tại không có bộ tài liệu nào gần đây có thể sử dụng để ước tính có bao nhiêu người có thể bị trục xuất bởi Covid-19. Nhưng Eviction Lab đã nhận thấy sự gia tăng trong các hồ sơ trục xuất vì một số lệnh cấm đã được dỡ bỏ. Không giống như cuộc khủng hoảng thế chấp kéo dài nhiều năm, tất cả những người thuê nhà phải đối mặt với việc bị trục xuất có thể thấy mình không có nhà chỉ trong vài tháng sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ.
Đạo luật HEROES đã được Hạ viện thông qua vào tháng 5, nhưng cho đến nay vẫn bị đình trệ tại Thượng viện. Đạo luật bao gồm một phần mở rộng của lệnh cấm toàn quốc về hồ sơ trục xuất, điều trần và xử tử trong 12 tháng.
Nó liên quan tới giá trị quyền được sống. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai bị trục xuất vào thời điểm này là vô nhân đạo, Tara Raghuveer, Giám đốc của KC Tenants, nhóm quyền của người thuê nhà tại thành phố Kansas, nói với CNBC Make It.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....