Thị trường nhà ở tại Mỹ đang đắt đỏ đến mức một trong ba kịch bản cực đoan sẽ phải xảy ra để thị trường trở lại khả năng chi trả như trước đại dịch.

https://i.insider.com/651ff2f79f7ca8b2bbdb7ca9?width=1300&format=jpeg&auto=webp

Theo Andy Walden, Phó chủ tịch mảng nghiên cứu doanh nghiệp của công ty ICE, một trong những giả thuyết đó là thu nhập của người Mỹ sẽ tăng đột biến.

Ông nói: “Thị trường sẽ được bình thường hóa và phù hợp với khả năng chi trả của người dân trong ba kịch bản, gồm giá nhà giảm 35%, lãi suất giảm 4% hoặc thu nhập tăng 55%”.

Ông cho biết giá nhà đáng ra có thể giảm do lãi suất tăng, nhưng việc thiếu nguồn cung đang khiến giá vọt lên cao. Walden nói thêm rằng nguồn nhà mới trong tháng 8 vẫn cạn kiệt và sức mua vẫn giảm khoảng 6%.

Ông cho biết: “Nhu cầu đã đạt mức thấp nhất kể từ thời kỳ đại dịch trong 3 tuần qua. Điều này chắc chắn đã hạn chế lượng giao dịch trên thị trường và khiến khả năng chi trả trở về mức thấp nhất trong vòng 40 năm”.

Lãi suất thế chấp cao hơn kết hợp với giá nhà tăng vọt đã đè bẹp khả năng chi trả cho nhà ở tại Mỹ, với lãi suất thế chấp cố định 30 năm dao động gần mức cao nhất trong 2 thập kỷ và nhích lên gần 8%.

Dữ liệu của CNBC cho biết, đối với những người mua đặt cọc 20% cho một ngôi nhà trị giá 400.000 USD, khoản thế chấp hàng tháng đắt hơn khoảng 930 USD cho mỗi lần thanh toán, so với mức thấp trong đại dịch. Tuần cuối tháng 9, số người đăng ký vay thế chấp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996.

Ông Walden nói: “Lãi suất tăng vọt đang làm giảm nhu cầu và kéo nguồn cung đi xuống, khi các chủ nhà không muốn rao bán nhà hiện tại để rồi phải mua nhà mới với lãi suất cao hơn”.

“Thực tế, nguồn cung của thị trường nhà ở tại Mỹ đang ít hơn 8% so với năm ngoái. Trong khi đó, giá cả tại 70% các thị trường được khảo sát đã giảm kể từ đầu năm đến nay trên cơ sở điều chỉnh theo mùa. Điều này đang gây ra tình trạng bế tắc cho toàn bộ thị trường nhà ở”.

Chủ đề: Bất động sản Mỹ,
Lam Vy (BI)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.