18/03/2025 6:35 PM
Dù bị coi là chất độc hại nhưng tro than lại có thể là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Mỹ. Theo đó, nước này có thể thu hồi đất hiếm từ chất thải sau đốt than, trong bối cảnh 75% nguyên liệu này nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tro than được coi là mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một nguồn tài nguyên mới quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tại Mỹ.

Thông tin trên được các nhà khoa học từ Đại học Texas và Wyoming nêu trong báo cáo mới đây. Trữ lượng đất hiếm có thể thu hồi từ tro than lên tới 11 triệu tấn, gấp gần 8 lần lượng dự trữ trong nước.

Theo tính toán của của Đại học Texas, nguồn đất hiếm từ tro xỉ còn lại sau quá trình đốt than tích tụ trên khắp nước Mỹ trong nhiều thập kỷ, với giá trị tới 8,4 tỷ USD.

Giáo sư Bridget Scanlon, tác giả nghiên cứu, cho biết chất thải chứa một lượng nguyên tố đất hiếm khổng lồ mà không cần khai thác mới. Bà so sánh đây đích thực là biến rác thành kho báu.

Mỹ phát hiện kho đất hiếm lên tới 8,4 tỷ USD từ tro than

Được biết, đất hiếm là một hợp chất gồm 17 nguyên tố hóa học, cần thiết cho công nghệ hiện đại và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Vật liệu này là thành phần chính trong pin điện mặt trời, nam châm và các công nghệ năng lượng tiên tiến khác. Hầu hết nguồn cung vật liệu này của Mỹ phụ thuộc vào nhập khẩu, với 75% từ Trung Quốc.

Thực tế, hàm lượng đất hiếm trong tro xỉ tương đối thấp khi so với các mỏ địa chất. Mặc dù vậy, đồng tác giả Davin Bagdonas từ Đại học Wyoming, nói chất thải từ quá trình đốt than trở nguồn tài nguyên hấp dẫn bởi tính sẵn có và khối lượng lớn.

Theo tính toán, khoảng 70% tro than thải từ năm 1985-2021 có khả năng thu hồi đất hiếm, với tổng khối lượng gần 1,9 tỷ tấn. Trữ lượng tro này đang nằm tại các bãi chôn lấp, ao hồ và khu lưu trữ ngoài bãi. Phần còn lại đã được bán cho ngành sản xuất xi măng và xây dựng cầu đường.

Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước sản xuất nguyên tố đất hiếm hàng đầu thế giới. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới với 44 triệu tấn. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới vào năm 2024 với sản lượng 270.000 tấn.

Trong khi đó, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới.

Hiện nay, mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn nhất cả nước là mỏ Đông Pao, ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ Đông Pao là các dãy núi liền kề rộng hơn 132 ha, tổng trữ lượng địa chất quy khô trên 11,3 triệu tấn.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.