Theo kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính cho giai đoạn từ ngày 1/9/2019 đến ngày 31/8/2020 đối với sản phẩm ống dẫn dầu có xuất xứ từ Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cho biết, mặt hàng ống dẫn dầu OCTG đã được bán tại thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá trị hợp lý.
Mỹ có kết luận cuối cùng về thuế chống bán phá giá với ống dẫn dầu của Việt Nam
Cụ thể, biên độ bán phá giá trung bình của Thép SeAH Việt Nam (SeAH) đang ở mức 1,49% so với tỷ lệ 4,67% được quy định trong kết quả sơ bộ. DOC kết luận, tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá cho tất cả các nhà cung cấp sản phẩm ống dẫn dầu của Việt Nam tiếp tục là 111,47%. Quyết định này sẽ được áp dụng từ ngày 11/4/2022.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo trường hợp các doanh nghiệp mới có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng ống dẫn dầu sang Hoa Kỳ có thể yêu cầu DOC rà soát theo cơ chế nhà xuất khẩu mới để được hưởng mức thuế riêng rẽ.
Được biết, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống dẫn dầu có xuất xứ từ Việt Nam vào năm 2013 và ban hành quyết định cuối cùng vào năm 2014 với mức thuế chống bán phá cho các doanh nghiệp Việt Nam từ 9,57% đến 111,47%.
-
Việt Nam giữ nguyên biện pháp chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu
Bộ Công Thương quyết định vẫn giữ nguyên áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…