CafeLand - Tại Hong Kong, người nước ngoài nói chung có thể mua không hạn chế bất động sản như chung cư cao tầng, nhà có thời hạn. Tuy nhiên, Hong Kong không mở cửa cho người dân Afghanistan, Albania, Cuba, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đại lục (trừ khi họ là người thường trú ở một nước khác).

Căn hộ một phòng ngủ nằm trong tòa nhà dân cư có niên đại từ năm 1966 trong khu Causeway Bay sôi động của Hong Kong này có giá 15 triệu đô la Hong Kong (1,94 triệu USD). Ảnh: NYT

Mua đất là một câu chuyện khác. Nhà thờ Thánh Gioan là nơi duy nhất được sở hữu đất vô thời hạn tại Hong Kong. Ngoài nơi này, tất cả các loại đất khác thuộc về chính phủ, và quyền sử dụng đất là trên cơ sở thuê tái tạo. Trước đây, người mua đất để xây nhà có thể sở hữu trong vòng 75, 99 hay 999 năm nhưng hiện nay chỉ còn trong 50 năm.

Khi mua bán và giao dịch, thông thường, người nhà phải đặt cọc trước 5% giá trị hợp đồng khi hợp đồng mua bán được ký kết. Và khi đạt được thỏa thuận chính thức, người mua phải trả thêm 5%. Phần còn lại phải hoàn trả trong vòng 6 - 8 tuần sau đó. Binoche Chan, một đại lý bất động sản ở Hong Kong của Sotheby International Realty cho biết ngoài chi phí "cứng" trên, trong giao dịch người mua phải trả thêm 0,1% tổng giá trị hợp đồng cho chi phí pháp lý và môi giới bất động sản.

Mặc dù điều kiện để mua nhà ở Hong Kong tương đối dễ chịu so với nhiều khu vực khác ở Châu Á nhưng gần đây rất ít người nước ngoài chọn giải pháp mua nhà khi phải sinh sống ở nước này. David Ji, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản của Knight Frank tại Hong Kong cho biết: "Trong quá khứ, gần một phần ba số khách hàng mua là người nước ngoài, nhưng tại thời điểm này, hầu hết các khách hàng là những người thuộc tầng lớp thượng lưu của địa phương. Và cũng chỉ còn người ở Anh, Nga và Trung Quốc đại lục thường trú ở nước khác là chuộng nhà ở Hong Kong".

Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu xác định là do giá nhà ở Hong Kong đã bị đẩy lên cao do chi phí đi vay thấp kỷ lục, thiếu nguồn cung, lượng người mua nhà từ Trung Quốc đại lục gia tăng và đặc biệt là do các biện pháp làm mát thị trường của chính Phủ Hong Kong đang được nới lỏng.

Simon Smith, người đứng đầu Savills tại Hong Kong cho biết ngày 26/10/2012, chính phủ Hong Kong đã ra quyết định các giao dịch bất động sản nước ngoài thành công phải đóng thêm 15% thuế. Đối với giao dịch người mua đã mua nhiều hơn 20% giá trị tài sản trong vòng 3 năm sau mua, phải đóng thêm 2.000.000 đô la Hong Kong (257,902 USD). Nhưng hai năm gần đây, chính phủ Hong Kong đã bắt đầu giảm dần các biện pháp làm mát trên để kiểm tra tốc độ tăng giá trên thị trường bất động sản nhà ở. Sau quyết định này, giá nhà biệt thự, chung cư cao cấp liên tục leo thang.

Theo số liệu mới đây của công ty môi giới bất động sản Savills Plc, giá nhà ở Hong Kong hiện đắt đỏ hơn London (Anh) tới 55%, đắt hơn Moscow (Nga) 7,4%, còn New York (Mỹ) thì lại rẻ hơn 15%.

Khu dân cư quy mô nhỏ đã chứng kiến ​​sự tăng giá cao nhất. Từ tháng 10/2013 đến nay, giá trung bình của căn hộ nhỏ hơn 40m2 tăng 10,4%, 10% cho căn hộ 70 - 100m2 và 5,6% cho căn hộ 100 -160m2. Giá căn hộ trung bình của khu dân cư cao cấp tăng 0,9% so với cùng kỳ.

Giá cao nhất và tăng mạnh nhất là trên đảo Hong Kong. David Ji cho biết Mid-Levels và khu phố Victoria Peak trên đảo Hong Kong giá lên tới 40.000 đến 50.000 đô la Hong Kong mỗi foot vuông (5,161 đến 6,451 USD). Xa hơn về phía đông trong khu Taikoo Shing, giá thấp cũng tầm 12.000 đến 15.000 đô la Hong Kong (khoảng 1,550 đến 1,935 USD). Theo David Ji, những khu dân cư như thế này có giá tương đối cao vì nằm trong khu thương mại và khu mua sắm.

Tâm An (NYT)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.