Theo đó, dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ có tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD (khoảng 31.000 tỷ đồng), do Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ làm chủ đầu tư. Đây là Liên danh giữa PV Gas thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn AES (Mỹ).
Dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ dự kiến được triển khai thực hiện tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân với quy mô hơn 3.500 ha. Trong đó, diện tích đất sử dụng làm kho chứa LNG khoảng 50 ha; diện tích cảng nhập LNG khoảng 3.455 ha.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự án kho cảng khí LNG sẽ cung cấp cho các nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2. Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 sẽ cung cấp từ 3,6 triệu tấn khí LNG/năm, giai đoạn 2 tăng lên tới 6 triệu tấn khí LNG/năm cho các nhà máy điện khí ở Bình Thuận. Đây là dự án kho cảng khí LNG được đánh giá lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.
Về tiến độ thực hiện, dự kiến giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động vào quý 4/2027; giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2030. Thời gian hoạt động của dự án là 35 năm.
Phối cảnh dự án kho cảng khí LNG Sơn Mỹ
Tỉnh Bình Thuận yêu cầu chủ đầu tư tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành như nội dung quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Hàm Tân phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 48 nhà máy điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện than, điện gió, điện mặt trời... đã phát điện thương mại với công suất tương đương 6.794 MW. Cùng với đó, tỉnh này cũng đang có 2 dự án sắp được triển khai là nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2 với tổng công suất lắp đặt 4.500 MW.
-
Bộ Công Thương họp với Bạc Liêu, Long An, Bình Thuận… “thúc” tiến độ 13 dự án điện khí LNG
Bộ Công Thương cho rằng việc phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.
-
Hàn Quốc sẽ “bơm” vốn cho 2 dự án điện khí LNG 3,000 MW tại Long An
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cam kết hỗ trợ tài chínhcho dự án Nhà máy điện LNG Long An 3.000 MW củaVinacapital và GS Energy.
-
Tập đoàn điện lực hàng đầu Trung Quốc muốn xây kho năng lượng điện hoá tại Việt Nam
Tập đoàn Energy China hiện đã đầu tư và nhận thầu hơn 70 dự án điện tại Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng hơn 9 tỷ USD.
-
Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thủy điện, cao nhất 1.110 đồng/kWh
Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là từ 0 - 1.110 đồng/kWh, chưa bao gồm các khoản thuế và phí liên quan như thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gi...
-
Doanh nghiệp Trung Quốc ngỏ ý muốn đầu tư dự án điện rác nghìn tỷ tại Cần Thơ
Tại buổi làm việc với Sở Công Thương TP Cần Thơ, Công ty TNHH CP tập đoàn China Gezhouba Group mong muốn hợp tác với TP Cần Thơ phát triển một dự án nhà máy đốt rác phát điện, vốn đầu tư khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng....