Vicem Hải Vân lên kế hoạch khắc phục nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn gần 134 tỉ đồng
Cụ thể, Xi măng Vicem Hải Vân cho biết dư nợ vay dài hạn trong năm 2023 sẽ bằng 0 đồng, với nguồn khấu hao bình quân khoảng 47 tỉ đồng/năm. Theo đó, công ty sẽ cân đối dòng tiền trong đầu tư mua sắm tài sản cố định, tập trung thanh toán nợ ngắn hạn.
Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp để tăng hạn mức nợ cũng như thời hạn thanh toán, rà soát xây dựng định mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cùng với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và các công ty con của Vicem.
Do đó, việc khắc phục số dư khoản nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn của công ty sẽ sớm được cải thiện và cân đối trong các năm tới. Cụ thể, Xi măng Vicem Hải Vân ước tính số dư khoản nợ ngắn hạn vượt số dư tài sản ngắn hạn được cải thiện hàng năm như sau:
Doanh nghiệp này cũng cho biết, số dư khoản nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn hiện nay không còn ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã yêu cầu Xi măng Vicem Hải Vân giải trình về thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 đối với cơ sở lập báo cáo “nợ ngắn hạn” vượt quá số dư “tài sản ngắn hạn”, cũng như phương án khắc phục tình trạng này.
Tuy nhiên, trong văn bản giải trình vừa được công bố, Xi măng Vicem Hải Vân không có phần giải trình về vấn đề trên, chỉ có phần công bố kế hoạch dòng tiền để đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn phải trả.
Về tình hình kinh doanh, năm 2022, lợi nhuận của Xi măng Vicem Hải Vân lao dốc với mức giảm 83% so với năm 2021, từ gần 11 tỉ đồng xuống còn gần 2 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu, cộng thêm chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác lần lượt tăng 34% và 85% so với năm trước.
Tính đến cuối năm 2022, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn là phải trả người bán (hơn 181 tỉ đồng) và dư nợ vay ngắn hạn (gần 116 tỉ đồng). Cụ thể, đối với nợ vay ngắn hạn, Xi măng Vicem Hải Vân có dư nợ gần 56 tỉ đồng tại BIDV, hơn 36 tỉ đồng tại VIB và 80 tỉ đồng tại Vicem.
Liên quan đến doanh nghiệp này, hồi tháng 8/2022, UBND TP. Đà Nẵng đã ra quyết định thu hồi hơn 7 nghìn m2 đất của Xi măng Vicem Hải Vân tại Đà Nẵng.
Nguyên nhân doanh nghiệp này bị thu hồi đất là do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013 (đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn).
-
Một doanh nghiệp lên kế hoạch... lỗ sau khi Chủ tịch HĐQT vướng vòng lao lý
Trái ngược với bức tranh sáng về triển vọng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết, Vicem Bao bì Bỉm Sơn lại lên kế hoạch lỗ quý 1/2023 do những khó khăn chung của thị trường xi măng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.
-
Công suất sản xuất hơn 120 triệu tấn/năm, 80 nhà máy xi măng cần phải làm ngay điều này
80 doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.