Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tổ chức ngày 6/1.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên nhân khách quan vẫn là yếu tố chính, đặc biệt là hiện tượng lệch pha cung cầu xi măng.
Năm 2024 tổng nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, dẫn đến dư thừa nguồn cung và cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán và tăng chính sách khuyến mãi.
Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như điện, than... duy trì ở mức cao khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng mạnh. Xuất khẩu cũng gặp khó khăn do các rào cản thương mại từ Philippines, Trung Quốc và một số thị trường lớn. Thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án xây dựng từ nguồn đầu tư công tư công chậm ngân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ của xi măng trong nước.
“Thời gian tới, các khó khăn khách quan của ngành xi măng vẫn rất lớn và không thể xóa ngay. Nhưng doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng kịch bản điều hành linh hoạt và có điều chỉnh chiến lược để thích ứng về nguyên nhân chủ quan”, Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.
Doanh thu năm 2024 toàn Vicem đạt 27.151 tỷ đồng
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc Vicem Lê Nam Khánh cho biết, năm 2024, sản lượng sản xuất clinker 15,94 triệu tấn, đạt 94,3% kế hoạch năm, giảm 3,6% so với thực hiện năm 2023. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ xi măng, clinker sụt giảm, tồn kho tăng cao, dẫn đến một số công ty phải dừng lò (Hải Vân và Hạ Long), giảm năng suất, thời gian huy động thiết bị so với kế hoạch, để hạn chế đổ clinker ra bãi.
Tổng sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker của Vicem đạt 23,78 triệu tấn, đạt 98,9% so kế hoạch năm 2024, tăng 5,4% so thực hiện năm 2023. Theo đó, doanh thu năm 2024 toàn Vicem đạt 27.151 tỷ đồng.
Trước đó, tại dự thảo báo cáo tổng kết công tác năm 2024, Bộ Xây dựng cho biết doanh thu của các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng ước đạt 52.285 tỷ đồng, tương ứng 97,7% kế hoạch năm. Lợi nhuận toàn ngành xây dựng năm 2024 vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, các tổng công ty ước đạt lợi nhuận 652 tỷ đồng, trong khi các công ty mẹ đạt 1.650 tỷ đồng, hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra là 1.492 tỷ đồng.
Trong đó, nhóm sản xuất, kinh doanh vật liệu vẫn còn khó khăn, thua lỗ do tình hình thị trường kém khả quan.
Đáng chú ý, Vicem ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng. Đây là năm lỗ thứ hai liên tiếp của ông lớn ngành xi măng Việt Nam. Năm ngoái, Vicem lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận âm khoảng 1.129 tỷ đồng do nhu cầu giảm mạnh kể từ khi công bố thông tin năm 2016.
Để giải quyết các khó khăn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Vicem cần phải tìm ra được các nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan để khắc phục.
Theo đó, Vicem cần tập trung vào một số giải pháp như tăng cường quản trị chi phí; kiểm soát chặt chẽ chuỗi chi phí từ nguyên liệu, nhiên liệu, chi phí sản xuất, chế biến, tiêu thụ, quản lý doanh nghiệp; triển khai các giải pháp để có chuỗi cung ứng hợp lý, giảm chi phí vận tải.
Cùng với đó, rà soát tinh gọn bộ máy qua việc tái cơ cấu các đơn vị thành viên, công ty có hiệu quả kinh doanh thấp và thua lỗ, tránh nguy cơ mất vốn.
Một những giải pháp quan trọng khác là cần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; khai thác tối ưu cơ hội từ các dự án đầu đầu tư công trọng điểm; tìm kiếm và phát triển các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Ban lãnh đạo Vicem cho biết hiện đang rà soát, thu thập, phân tích thông tin để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng năm 2025 đảm bảo tính khả thi, tích cực.
Tuy nhiên, năm 2025 còn nhiều khó khăn và khó đoán định nhà sản xuất xi măng này đặt kế hoạch sơ bộ với sản lượng sản xuất clinker khoảng 17,87 triệu tấn, tăng 12,1% so với năm 2024; sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker khoảng 25,58 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm trước, trong đó tiêu thụ xi măng trong nước khoảng 19,7 triệu tấn; Doanh thu dự kiến khoảng 29.413 tỷ đồng.
-
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và chi phí sản xuất gia tăng vẫn là những vấn đề lớn cần giải quyết.
-
Lộ diện doanh nghiệp thép đầu tiên “khoe” lợi nhuận 2024, là “ông lớn” thép Việt với gần 40 công ty con, công ty liên kết
Doanh nghiệp này có lãi trở lại sau 2 năm liên tiếp lỗ nặng. Đây cũng là đơn vị ngành thép đầu tiên công bố kết quả kinh doanh trong năm 2024.
-
Vua thép trở lại “đường đua” bất động sản, sẽ đầu tư 3 khu công nghiệp mới, xây thêm cả nhà ở xã hội
Nhà sản xuất thép Hòa Phát hiện đang sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích được duyệt quy hoạch là 1.133ha, tập trung tại các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.
-
DN thép đầu tiên hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2025: Là hãng thép có tiếng tại miền Nam, từng phải rao bán tòa nhà trụ sở, đất đai để duy trì hoạt động
Kinh doanh thua lỗ cộng thêm khoản công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, doanh nghiệp thép này buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự và liên tục bán bất động sản, bán nợ để có tiền duy trì hoạt động....