Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, bắt đầu thiết lập chính quyền của Đại Việt trên vùng đất mới – phủ Gia Định. Năm 1772, tướng Nguyễn Cửu Đàm lần đầu công bố bản quy hoạch Gia Định – Sài Gòn, trong đó chỉ rõ trung tâm Sài Gòn (trung tâm giao thương đường bộ lẫn đường thủy) là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay.
Quy hoạch 1772 của một người Gia Định - Sài Gòn, tướng Nguyễn Cửu Đàm vẫn giữ hầu như nguyên vẹn qua thời Pháp thuộc do tính hợp lý về nhiều mặt: kinh tế - an ninh - quốc phòng - giao thông (nguồn: Báo Tuổi trẻ). Sài Gòn, nơi được người Pháp mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, chính thức trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương (1887 – 1901).
Người Pháp sau đó đặt tên đường để đánh dấu rõ hơn về mặt địa chính cho khu vực trung tâm. Ví như Caitnat (đường Đồng Khởi ngày nay) - là bộ mặt và linh hồn của Sài Gòn khi xưa. Đó là nơi tập trung những cửa hàng sang trọng nhất, là nơi sinh sống và giao lưu của giới thượng lưu thuộc địa, nơi được người Pháp ví như đại lộ Canebière của Marseille.
Đường Catinat thời thuộc Pháp – nay là đường Đồng Khởi. Ảnh tư liệu.
Hay đường Imperial (Hai Bà Trưng ngày nay) là trục đông-tây của Sài Gòn, kết nối Đông: khu hành chánh, từ Hai Bà Trưng cho tới rạch Thị Nghè; và Tây: từ Hai Bà Trưng ra tới khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp Chợ Lớn. (nguồn: Báo Tuổi trẻ).
Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu.
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay vẫn tiếp tục chọn quận 1 làm trung tâm chính trị, tài chính, và văn hóa của người Sài Gòn. Những cung đường Catinat, Imperial xưa – nay là Đồng Khởi, Hai Bà Trưng - vẫn tiếp tục được gọi là “trung tâm của trung tâm”, nơi hội tụ của những gì tinh hoa và danh giá bậc nhất Thành phố.
Đầu mút của 2 tuyến phố “trung tâm của trung tâm” qua nhiều thời đại, nơi tiếp giáp bến Bạch Đằng thơ mộng bao đời, ôm quanh Công trường Mê Linh và tượng đài Trần Hưng Đạo, là những khu đất có địa thế đẹp nhất Sài Gòn, hiển nhiên, cũng đắt đỏ bậc nhất.
Nơi tâm điểm của Sài Gòn này sắp xuất hiện một dự án đặc biệt, sở hữu 4 mặt tiền đường là Công Trường Mê Linh, Hai Bà Trưng, Thi Sách và Đông Du. Dự án này sẽ là một tổ hợp khách sạn 5 sao +, khu căn hộ thương mại và văn phòng với chất lượng dịch vụ tương đương 5 sao+.
Sau nhiều vòng trình phương án thiết kế lên Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, kiến trúc cảnh quan của dự án chắc chắn sẽ giữ vững vị thế của một biểu tượng ngay giữa trái tim Sài Gòn phồn hoa!
Quý khách muốn sở hữu địa chỉ phồn hoa vui lòng liên hệ 0909.888.886. Hoặc truy cập www.saigonmelinh.com.vn
-
Từ 1/1/2025, 80 phường ở TP.HCM sáp nhập còn 41
Từ 1/1/2025, 41 phường mới tại TP.HCM sẽ đi vào hoạt động sau khi sáp nhập từ 80 phường.
-
Giải cứu đoạn Vành đai 2 “đắp chiếu” nhiều năm ở TP. Thủ Đức
Đoạn Vành đai 2 ở TP. Thủ Đức dài 2,7km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa đã ngừng thi công từ năm 2020. Mặc dù đã đạt hơn 40% khối lượng công trình nhưng vì nhiều vướng mắc nên đến nay hạ tầng quan trọng này vẫn chưa được tái khởi côn...
-
Người dân TPHCM chỉ trả chưa được nửa giá trị khi mua nhà
Giá trị dự kiến của nhà ở riêng lẻ mà người dân TPHCM dự định mua trung bình là 2,76 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng chi trả hiện có chỉ đạt khoảng 49% giá trị tài sản.