Tồn kho là chuyện bình thường đối với thép cũng như các mặt hàng khác, hiện tượng này năm nào cũng xảy ra. Tồn kho để dự trữ nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp với tồn kho không tiêu thụ được, bị ế thừa là hai hiện tượng khác biệt. Thép đang bị tồn kho theo chiều hướng thứ hai.

Các năm trước sản phẩm thép tồn kho nằm trong ngưỡng 250 ngàn tấn, được coi là chuyện bình thường. Hiện thời mức tồn kho ế thừa sản phẩm thép lên đến gần 500 ngàn tấn, tăng gần gấp đôi so với trước đây. Với lượng tồn kho gần 500 ngàn tấn, tính theo lãi suất hiện hành, bình quân mỗi tháng phải chi trả tiền lãi cho ngân hàng lên đến gần 150 tỷ đồng. Chỉ riêng "phi vụ” đó ngành thép trở nên chao đảo.

Các doanh nghiệp sản xuất thép sử dụng nhiều biện pháp nhằm mục đích giảm tồn kho, giảm giá bán, tăng chiết khấu bán hàng và hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các đại lý... tuy nhiên mức tồn kho ế thừa vẫn không giảm.

Nguyên nhân chính là do ngành thép đã dư thừa công suất so với nhu cầu thực tế. Thậm chí với thép xây dựng, ống thép, thép mạ kim loại, tôn phủ màu, thép cán nguội hiện thời công suất dư thừa lên đến gần 100%. Nhiều nhà máy thép đang phải cầm cự hoạt động trên dưới 50% công suất, thậm chí có những trường hợp tạm thời ngừng hoạt động vì lượng tồn kho quá lớn. Thế mà hàng loạt dự án thép (nằm ngoài quy hoạch) vẫn tiếp tục "khai sinh” tại nhiều địa phương. Trong khi cung đã vượt xa cầu nhưng trên địa bàn cả nước còn có 32 dự án thép nằm ngoài quy hoạch.

Để giải quyết vấn đề thép ế thừa, không thể dựa vào "liều thuốc” tình thế mà buộc phải tháo gỡ tận gốc nguyên nhân cơ bản nói trên.

Theo Bá Tân (Đại đoàn kết)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.