Theo báo cáo từ Synergy Research Group, một tổ chức theo dõi sự phát triển của các trung tâm dữ liệu, có ba gã khổng lồ đang chi phối thị trường này bao gồm Microsoft, Amazon và Google. Ba tập đoàn này đã chiếm hơn một nửa trong số 597 trung tâm dữ liệu cấp cao trên thế giới. Đây là những khuôn viên trung tâm dữ liệu quy mô lớn lưu trữ cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây. Số lượng trung tâm dữ liệu cấp cao đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2015. Hiện tại, có khoảng hơn 200 trung tâm dữ liệu cấp cao mới trên thế giới đang nằm trong diện quy hoạch và thiết kế.
“Có 111 trung tâm dữ liệu cấp cao mới trên thế giới được xây dựng trong 8 quý vừa qua. Trong đó, 52 trung tâm đã đi vào hoạt động trong năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 đã gây ra một số vấn đề với lĩnh vực bất động sản logistics. Đó là minh chứng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là điện toán đám mây, SaaS (mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm), thương mại điện tử, dịch vụ trò chơi và video. Có một vài trung tâm dữ liệu cũ đã đóng cửa trong năm qua, nhưng con số này là rất nhỏ khi so sánh với lượng trung tâm dữ liệu được xây dựng mới", các chuyên gia của Synergy Research Group cho biết.
Hiện tại, Amazon, Microsoft, Google và IBM là những đơn vị sở hữu nhiều trung tâm dữ liệu nhất trên thế giới khi mỗi tập đoàn điều hành ít nhất 60 trung tâm dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia sở hữu nhiều trung tâm dữ liệu nhất khi chiếm tới 39% trong tổng số các trung tâm dữ liệu đang hoạt động trên toàn cầu.
Việc mở rộng quy mô là điều quan trọng nhất với những gã khổng lồ công nghệ ở thời điểm hiện tại. Theo Synergy, trong 12 tháng qua, Amazon và Google là những đơn vị hoạt động tích cực nhất trên thị trường. Hai gã khổng lồ này đã chiếm xây dựng hơn nửa số trung tâm dữ liệu mới của năm 2020. Oracle, Microsoft, Alibaba và Facebook là những tập đoàn tiếp theo nằm trong danh sách.
Những giao dịch bất động sản gần đây cũng cho thấy các tập đoàn đang hướng tới việc phát triển các trung tâm dữ liệu bền vững. Phần lớn hoạt động vẫn đang diễn ra ở Bắc Virginia, Mỹ, khu vực sở hữu mật độ trung tâm dữ liệu dày đặc nhất trên thế giới.
-
Nhìn lại sự thay đổi của lĩnh vực bất động sản trong năm 2020 để chuẩn bị cho năm 2021
CafeLand - Đại dịch hầu như tác động lên tất cả các doanh nghiệp và lĩnh vực, nhưng theo JLL, bất động sản bị ảnh hưởng đầu tiên và chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn nhất.
-
Lý do bong bóng bất động sản Trung Quốc chưa vỡ
Trung Quốc xây nhà nhiều gấp 5 lần Mỹ và châu Âu cộng lại và có dấu hiệu bong bóng nhưng thị trường này không hề vỡ.
-
Giá trị thị trường nhà ở toàn cầu sẽ vượt mốc 12 tỷ USD vào năm 2027
CafeLand - Thị trường nhà ở toàn cầu được định giá 8.567,4 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt mức 12.182,1 tỷ USD vào năm 2027, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,0% từ năm 2020 đến năm 2027, theo dữ liệu từ Big Market Research.
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Người châu Âu vẫn khó mua nhà
Được tăng lương năm nay nhưng khả năng mua nhà của người châu Âu vẫn khó cải thiện khi giá bất động sản tăng và lãi vay còn cao.