Metro số 1 đi vào hoạt động đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, TP.HCM và Hà Nội đang phối hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải để chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội về đề án đường sắt đô thị. Dự kiến, đề án này sẽ được trình vào giữa năm nay để ban hành nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù trong phát triển đường sắt đô thị.
Các chính sách được đề xuất sẽ tập trung vào rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án còn từ 3-5 năm, thay vì kéo dài như trước, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công xuống còn 3-5 năm. Thành phố cũng sẽ huy động nguồn vốn, đào tạo nhân lực và triển khai mô hình TOD (phát triển đô thị theo trục giao thông công cộng) để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống đường sắt đô thị.
Sau khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, TP.HCM dự kiến khởi công trước tuyến metro số 2, đồng thời áp dụng các cơ chế, chính sách mới để thí điểm. Sau đó, Thành phố sẽ triển khai các tuyến metro khác theo nhóm thay vì lần lượt từng tuyến.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2027-2028, TP.HCM sẽ khởi công 3-4 tuyến metro đầu tiên và hoàn thành vào năm 2031-2032. Tiếp đến, nhóm các tuyến metro tiếp theo sẽ được chuẩn bị để khởi công vào năm 2029-2030 và hoàn thành vào năm 2035.
Hiện tại, TP.HCM cũng bổ sung thêm 2 tuyến đường sắt, nâng tổng quy mô hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn lên 12 tuyến với tổng chiều dài 355km, mục tiêu hoàn thành vào năm 2035.
Trong khi chuẩn bị cho các tuyến metro mới, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào vận hành vào cuối năm 2024 và đạt được những kết quả tích cực. Tuyến metro số 1 hiện đang phục vụ khoảng 150.000 lượt hành khách mỗi ngày, vượt kỳ vọng ban đầu.
Tuyến metro số 1 dài 19,7km với 14 ga (bao gồm 11 ga trên cao và 3 ga ngầm), kết nối từ trung tâm TP.HCM đến TP.Thủ Đức, đã giúp giảm tải đáng kể áp lực giao thông trên tuyến Xa lộ Hà Nội và các khu vực lân cận. Đây cũng là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM được đưa vào hoạt động, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong phát triển giao thông công cộng.
Ngoài việc rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP.HCM đến TP.Thủ Đức còn chưa đầy 30 phút, tuyến metro số 1 còn nhận được đánh giá cao về sự tiện nghi và hiện đại, tạo sự thuận tiện và trải nghiệm tốt cho người dân.
Ngoài các tuyến metro nội thành, TP.HCM cũng đang phối hợp với Vingroup để nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị từ trung tâm Thành phố đến huyện Cần Giờ. Đây là dự án đầy tiềm năng khi Cần Giờ được định hướng trở thành khu vực du lịch sinh thái biển và trung tâm kinh tế mới của TP.HCM.
-
Giá bất động sản dọc tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng ở TP.HCM đang ra sao?
Không chỉ là một dự án hạ tầng giao thông quan trọng, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên góp phần không nhỏ trong việc định giá của bất động sản khu vực nó đi qua. Hiện nay, đã và đang có hàng loạt dự án bất động sản được xây dựng dọc hai bên tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng này.
-
Đông nghẹt người dân trải nghiệm tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng sau 12 năm chờ đợi
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên vừa chính thức vận hành khai thác thương mại sau 12 năm đầu tư xây dựng. Rất đông người dân háo hức tham gia trải nghiệm tuyến metro đầu tiên của TP.HCM dù phải xếp hàng dài chờ đợi.








-
Khám phá thông tin về tuyến metro số 1: Bạn có biết?
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM, được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo giao thông thành phố. Hãy cùng khám phá chi tiết giá vé, lộ trình và những lợi ích mà Metro số 1 mang lại....
-
Hé lộ thời điểm dự kiến khởi công tuyến metro đầu tiên của Bình Dương đi qua 4 thành phố
Dự án dự kiến có tổng chiều dài 32,43km, gồm tuyến chính dài 29,01km và đoạn nối Depot dài 3,42km.Tuyến metro dự kiến có điểm đầu tại Ga S1, trung tâm thành phố mới Bình Dương (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một) và điểm cuối là Ga Bến xe Suối Tiên thuộc...
-
Trình Quốc hội cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
Chiều 13/2, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và TP.HCM.