Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng những khó khăn khác nhau, giá trị của một số công ty công nghệ Việt Nam đã tăng khoảng 200% trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào năm ngoái, cho thấy nền kinh tế công nghệ kỹ thuật số của đất nước đang bước vào giai đoạn bùng nổ, theo Vietnam News.
Mặc dù Việt Nam vẫn chưa ký kết một hiệp định kinh tế kỹ thuật số chính thức với bất kỳ quốc gia nào, nhưng nước ta cũng đang trong quá trình xem xét thực hiện điều này trong tương lai gần. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trải qua một quá trình chuyển đổi nhanh chóng ở cấp độ vĩ mô khi nhiều chính sách được ban hành, sửa đổi để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thiết lập một nền kinh tế kỹ thuật số nhanh chóng.
Các chuyên gia cho rằng, 5G sẽ là tiêu chuẩn mới cho thị trường bất động sản thương mại trong năm 2022. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các công ty viễn thông đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng băng rộng trong suốt năm 2021.
Cho đến nay, mạng 5G đã được thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố. Trong khi đó, mạng 4G đã được phủ sóng tới 99,8% dân số. Ngoài ra, hầu hết xã, phường đều có mạng cáp quang.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết: “Đối với thị trường bất động sản thương mại, việc giám sát tài sản theo thời gian thực có thể giúp giảm chi phí vận hành và thời gian ngừng hoạt động. Mạng 5G có thể tạo ra những hướng đi mới để cải thiện năng suất. Đại dịch đã nhấn mạnh sự cần thiết trong cách chúng ta thay đổi hình thức làm việc, và mạng 5G có tiềm năng trở thành một phần của sự chuyển đổi đó”.
“Công nghệ 5G có thể làm được rất nhiều điều cho thị trường bất động sản thương mại. Thậm chí, kể cả thông qua robot, ô tô, thiết bị y tế hay bán lẻ, mạng 5G chắc chắn sẽ thay đổi không chỉ cách chúng ta hoạt động mà còn cả cách chúng ta làm việc, sống và vui chơi trong tương lai”, bà Trang nói thêm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết mạng 5G sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc trên thị trường bất động sản thương mại theo nhiều cách khác nhau. Một số tài sản hưởng lợi chính khi mạng 5G phát triển có thể kể đến như các cơ sở chăm sóc sức khỏe, không gian văn phòng, thành phố thông minh và nhà thông minh.
Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đã trải qua những thử thách khắc nghiệt do đại dịch Covid-19 gây ra trong suốt hai năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam đã áp dụng một chính sách tiêm chủng nhanh chóng, giúp khoảng 80% người dân được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong vòng 6 tháng.
Điều này có thể tạo tiền để để nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản thương mại nói riêng phục hồi và tăng trưởng trong năm nay. Năm 2022, mức tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam rơi vào khoảng 6% đến 6,5%, với mức thu nhập bình quân đầu người là 3.900 USD.
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...
-
Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Chiều ngày 13/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Arto Olavi Satonen, Bộ trưởng phụ trách việc làm thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cùng đoàn công tác trong chuyến thăm Việt Nam.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du châu Âu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân sẽ thực hiện chuyến công du châu Âu từ ngày 15-23/1, thăm chính thức Ba Lan, Cộng hòa Czech và công tác tại Thụy Sĩ. Đây là chuyến đi quan trọng theo lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ...