1) Vị trí chiến lược
Việt Nam có vị trí chiến lược ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Nước ta có đường bờ biển dài và gần với nhiều tuyến đường vận chuyển quốc tế, qua đó sở hữu vị trí đắc địa cho giao thương.
2) Các hiệp định thương mại
Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Các hiệp định thương mại này cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đơn giản hơn.
Chính phủ cũng đưa ra các biện pháp cắt giảm thuế thông qua các hiệp định thương mại, ví dụ như trong trường hợp của Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Châu Âu EU.
3) Những chính sách mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhiều thị trường mới nổi có những hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả bất động sản đều cho phép có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Một ví dụ tiêu biểu trong 10 năm qua là tập đoàn Samsung. Với khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực sản xuất, Samsung đã mở rộng hoạt động của mình để biến Việt Nam trở thành trụ sở toàn cầu của các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Ngoài ra, chính phủ đã thay đổi một số quy định để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
4) Có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong vài thập kỷ. Bên cạnh đó, tình hình chính trị ổn định ở nước ta cũng được các chuyên gia đánh giá rất cao. Mức tăng trưởng GDP trung bình của nước ta đạt mức 6,5% mỗi năm.
Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy mức tăng trưởng khoảng 3% bất chấp ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VERP), mức tăng trưởng GDP của nước ta có thể đạt 3,8% vào cuối năm 2020.
5) Cơ sở hạ tầng phát triển
Chính phủ nước ta đang liên tục cấp phép cho các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhiều tuyến đường cao tốc, sân bay, bến cảng được xây mới hoàn toàn.
Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp việc giao thương và đi lại trở nên dễ dàng hơn. Những dự án như vậy cũng tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài làm việc với chính phủ Việt Nam.
6) Hệ thống giao thông linh hoạt
Việt Nam hiện có nhiều tuyến đường cao tốc, giúp việc đi lại giữa các vùng miền, thậm chí là xuyên quốc gia từ Bắc vào Nam đơn giản hơn trước rất nhiều.
Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc Bắc Nam đã bắt đầu được xây dựng từ năm 2019. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này trở thành cầu nối từ thủ đô Hà Nội ở phía Bắc tới tỉnh Cần Thơ ở phía Nam.
7) Dân số trẻ
Việt Nam hiện có hơn 97 triệu dân và 50% trong số đó ở độ tuổi dưới 30. Trong 5 năm qua, nước ta có tỷ lệ tăng dân số trung bình đạt 1% mỗi năm. Sự gia tăng ổn định đem lại một tương lai đầy hứa hẹn cho lực lượng lao động và sự phát triển kinh tế của đất nước.
8) Chi phí lao động thấp
Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước có chi phí lao động thấp nhất trong các thị trường mới nổi hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, mức lương tối thiểu ở Việt Nam chưa bằng một nửa mức lương cơ bản tại Trung Quốc.
Với chi phí lao động thấp và nền kinh tế đang phát triển ổn định, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp đang có ý định rời khỏi thị trường Trung Quốc. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách thành lập các nhà máy và chi nhánh tại Việt Nam.
-
VPBank chủ yếu cho vay kinh doanh bất động sản và hộ gia đình
CafeLand - Tính đến hết tháng 9/2020, dư nợ cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản của VPBank là 36.033 tỷ đồng, tương đương 13% tổng dư nợ cho vay. Cho vay cá nhân để mua nhà, nhận quyền sử dụng đất để xây nhà chiếm gần 32.000 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 11,49% tổng dư nợ cho vay.
-
Chính quyền lên tiếng vụ hàng loạt bìa đỏ vô giá trị ở Bảo Yên
Sau khi VOV phản ánh về việc hàng loạt bìa đỏ vô giá trị ở khắp các xã, thị trấn của huyện Bảo Yên (Lào Cai), để lại hệ lụy nặng nề, dai dẳng, UBND huyện Bảo Yên đã có văn bản phản hồi.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.