Khi mua nhà, bạn phải phải tìm hiểu thật kĩ năng lực của chủ đầu tư. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Tìm hiểu lai lịch chủ đầu tư
Theo anh Nguyễn Tâm (Công ty Cổ phần Nhà Hà Nội), mua căn hộ ngoài vấn đề giá cả, chất lượng còn lưu ý vấn đề an ninh và sự an toàn như: Hệ thống liên lạc nội bộ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm, khả năng cách âm của căn hộ, vị trí cần thuận tiện, dễ dàng (cần nằm gần chợ, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, dịch vụ giữ xe, chế độ duy trì bảo dưỡng, gần nơi làm việc…). Mua căn hộ tư nhân nên tham khảo giá mặt bằng xung quanh, rồi trả giá giảm đi 30% - 20% giá đưa ra và thương lượng thêm. “Hiện có rất nhiều dự án nhà chung cư giảm giá, nhưng nếu giá giảm hơn 30% so với khu vực xung quanh thì nên xem lại chất lượng công trình, tiến độ dự án”, anh Tâm tư vấn.
Anh Phú Đạt, chuyên gia bất động sản tại Hà Nội khuyên, mua nhà chung cư, dự án… nên tìm hiểu lai lịch chủ dự án xem công ty đó đã có kinh nghiệm làm dự án chưa và các dự án trước đó triển khai có đúng tiến độ không; từ xưa đến nay làm ăn có vi phạm pháp luật không... Tiếp đó tìm trên mạng xem dự án đó đã được cấp phép, hay đang xin cấp phép, hoặc dự án đó mua lại của công ty khác (gọi là dự án qua công ty thứ cấp). Việc tìm hiểu kỹ chủ đầu tư giúp bạn không bị rơi vào tình trạng giao nhà không đúng tiến độ, khiến tiền bị chôn rất lâu. Tốt nhất bạn nên chọn những dự án đã hoàn thiện toàn phần hoặc một phần để nhận được nhà sớm.
Ký hợp đồng mua bất động sản cần kiểm tra các thông tin như: Giấy phép xây dựng, đất đã chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư, đã hoàn thành các nghĩa vụ, các khoản thuế với nhà nước và đặc biệt là phải hoàn thành xong phần móng... Những thông tin này rất dễ để kiểm tra qua địa chính khu vực và người dân xung quanh.
Nên chọn chủ đầu tư có thành tích, đang làm những dự án có quản trị tốt, có trách nhiệm với khách hàng, nắm được chủ đầu tư thực sự của dự án. Không nên thấy giảm giá mà lao vào, kẻo vào ở thì hư hỏng do chủ đầu tư “ăn” vào vật liệu xây dựng. Nếu nhờ người môi giới, sàn giao dịch địa ốc, hay bạn bè người thân giới thiệu hộ cũng cần cẩn thận ghi lại mọi thỏa thuận chi tiết, “giấy trắng, mực đen” cho hợp đồng mua bán.
Trình tự nộp tiền
Theo anh Phú Đạt, từ khi khởi công đến khi làm xong móng chủ đầu tư mới thu 20%. Còn lại chia ra 5 đợt, tới khi nhận nhà phần thô mới nộp 70%, còn 30% khi nhận nhà mới trả nốt. Mua căn hộ dựa trên bản vẽ mặt bằng sẽ rất khó tưởng tượng, do đó cần kiểm tra tiêu chuẩn thiết kế (phòng ngủ, phòng khách, bếp...) phải có độ thông thoáng, ít nhất có một mặt nhà tiếp xúc với thiên nhiên, có ban công làm nơi trồng cây, phơi đồ...
Muốn mua nhà giá gốc, giá rẻ nên mua trực tiếp của chủ đầu tư (nhưng phải chờ 2-3 năm). Mua nhà qua các trung tâm tư vấn cần chú ý giá cả so với giá thực tế thời điểm đó, các giấy tờ liên quan có chính xác không. Đề nghị người đăng tin hoặc chủ nhà cho xem bản thiết kế gốc, nếu là nhà đã nâng cấp cải tạo thì phải có giấy xác nhận của cơ quan quản lý cấp. Nên tránh mua qua môi giới vì sẽ phải đi tìm hiểu nhiều.
Anh Phú Đạt cho rằng, pháp lý và chủ quyền nhà là quan trọng nên khi mua, bạn nên yêu cầu bên bán cung cấp thông tin chi tiết. Cần biết rõ các thông tin địa chỉ, kết nối giao thông, quy mô và loại hình dự án (thời gian khởi công, hoàn thành, đang xây dựng, giá, tiến độ thanh toán, vị trí căn hộ mua, view hướng, nội thất, ngân hàng hỗ trợ).
Với những căn hộ giá rẻ, trả góp, bạn sẽ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, rất cần nhờ tư vấn của luật sư chuyên về địa ốc, hay người thạo về giấy tờ nhà đất. Rủi ro khi mua nhà góp vốn là nếu chủ đầu tư thực hiện dự án không đúng tiến độ cũng khó khởi kiện. Chưa kể một bộ phận nhà đầu tư khó khăn về tài chính, tiến độ phải bán tháo, chấp nhận lỗ.
-
Đã nộp tiền “thỏa thuận đặt cọc” cho chủ đầu tư, có được lấy lại?
Tháng trước, tôi có ký kết “thỏa thuận đặt cọc” và thanh toán 70 triệu đồng cho chủ đầu tư để mua căn hộ với diện tích 71m2. (Ánh Như)
-
Có cần hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng mới được bán nhà đất cho người khác?
Thực tế, nhiều trường hợp hai bên đã ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có công chứng tại Văn phòng công chứng nhưng quá thời hạn mà người mua (bên đặt cọc) không xuất hiện, làm người bán (bên nhận cọc) ‘khó xử’....
-
Người bán nhà đất cần cẩn trọng trước việc ‘cài bẫy đặt cọc’ của bên mua
Thời gian qua, xuất hiện tình trạng bên mua cài bẫy đặt cọc bên bán, nếu bên bán không cẩn trọng, ham lợi trước mắt thì có thể bị sập bẫy của bên mua.