Theo báo cáo tài chính quý 3/2024 vừa công bố, CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) - một hãng thép 36 tuổi tại TP.HCM, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.276 tỷ đồng, giảm khoảng 27% so với cùng kỳ. Công ty báo lỗ sau thuế hơn 82 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ tới 178 tỷ đồng.
Ngoài chuyện kinh doanh dưới giá vốn, việc phải trích lập dự phòng đẩy bức tranh tài chính của doanh nghiệp này thêm khó khăn.
Tại thời điểm 30/9, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng gần 560 tỷ đồng cho khoảng 1.300 tỷ đồng nợ xấu.
Loạt doanh nghiệp bất động sản bị Thép SMC nêu tên trong danh sách nợ xấu nghìn tỷ
Danh sách nợ xấu công ty thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận (441 tỷ đồng), Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (169 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (132 tỷ đồng) và các đối tượng khác phải thu 480 tỷ đồng. Đây đều là các công ty con của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán NVL).
Ngoài ra, danh sách nợ xấu dài hạn của SMC còn có CTCP Hữu Liên Á Châu (17 tỷ đồng) và các đối tượng khác phải thu 3,6 tỷ đồng.
Thời gian tới, nếu công nợ vẫn chưa thể thu hồi được, SMC phải tiếp tục trích lập dự phòng thêm theo quy định.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra hồi tháng 4, khi được hỏi về việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi, đặc biệt là với Novaland, lãnh đạo SMC cho biết trong quý 1, công ty chưa phải trích lập dự phòng thêm cho các khoản công nợ.
Tuy nhiên, nếu không xử lý được khoản nợ, SMC sẽ phải trích lập dự phòng thêm 90 tỷ đồng trong quý 2 và tổng cộng gần 300 tỷ đồng trong cho cả năm 2024.
“Khoản trích lập này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận, do đó SMC đang làm việc quyết liệt với Novaland và các đối tác khác. Công ty nhất định phải xử lý trong năm nay, có thể là trước thời điểm ngày 30/6”, lãnh đạo SMC nhấn mạnh.
Doanh nghiệp này cho biết, các phương án xử lý nợ bao gồm cả thu bằng tiền, hoán đổi cổ phiếu, nhận tài sản để cấn trừ công nợ. Mục tiêu là phải xử lý trong năm nay để không phải trích lập thêm.
Tuy nhiên, sau hơn nửa năm kể từ đại hội, SMC vẫn chưa thu hồi được bất kỳ khoản nợ nào từ Novaland, gây áp lực lên tình hình tài chính của công ty.
Với khoản nợ xấu lớn và kế hoạch tài chính chưa hoàn thành, SMC tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong việc cải thiện kết quả kinh doanh trong thời gian tới.
-
CTCP Đầu tư Thương mại SMC dự kiến dùng 730 tỷ đồng huy động để thanh toán các khoản nợ vay của công ty, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung vốn lưu động.
-
Sau khi thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) tiếp tục có động thái mới nhằm duy trì hoạt động.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.