Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Kế hoạch này được ban hành nhằm cụ thể hóa các chính sách, giải pháp được Quốc hội thông qua bằng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, để có đầy đủ hành lang pháp lý, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, huy động các nguồn lực thực hiện dự án. Đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, tiến độ thực hiện công việc của các bộ, ngành, địa phương.
Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đặt hàng cung cấp dịch vụ
Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của dự án được Quốc hội đã cho phép áp dụng.
Đề xuất nhiều chính sách đặc thù triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng, ban hành Nghị định quy định về nội dung, yêu cầu về khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay thế cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và các bước thiết kế triển khai sau thiết kế FEED, lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án áp dụng thiết kế FEED.
Cùng đó hướng dẫn về nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia thực hiện hợp đồng theo hình thức hợp đồng EPC (chủ đầu tư, nhà thầu/tổng thầu EPC, tư vấn giám sát); quy định chi tiết, hướng dẫn về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao.
Nghị định quy định về tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ hoặc tổ chức, doanh nghiệp được đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt.
Nghị định hướng dẫn thực hiện công tác phát triển khoa học, công nghệ đường sắt và quy định chi tiết về việc nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ đối với các dự án đường sắt.
Nghị định hướng dẫn việc tạm sử dụng rừng và hoàn trả rừng để thi công công trình tạm phục vụ các dự án đường sắt.
Bộ Xây dựng cũng đề xuất xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước hoặc đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Kế hoạch phát triển công nghiệp đường sắt
Cùng với các văn bản quy định pháp luật, Bộ Xây dựng đề xuất kế hoạch về phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nguồn nhân lực.
Cụ thể, xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt đến năm 2035, tầm nhìn 2045, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong đó, xác định rõ thực trạng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đảm bảo phù hợp định hướng và lộ trình phát triển công nghiệp đường sắt đã trình Bộ Chính trị; xác định rõ các lĩnh vực công nghiệp đường sắt cần phát triển, lộ trình cụ thể đối với từng lĩnh vực như: xây dựng, phương tiện, vật tư, vật liệu chuyên ngành, điện động lực, hệ thống thông tin, tín hiệu, công nghiệp phụ trợ...
Xây dựng Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực đường sắt, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai công tác đào tạo theo kế hoạch. Nội dung đề án phải xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bao gồm: Cơ quan quản lý Nhà nước; Cơ quan, đơn vị quản lý dự án; Cơ quan, đơn vị thực hiện đầu tư, xây dựng; quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đường sắt tốc độ cao và các chủ thể khác có nhu cầu đào tạo.
Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đề xuất kiện toàn Ban Quản lý dự án chuyên ngành để tổ chức quản lý, thực hiện dự án.
Tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để phối hợp và tham gia vào quá trình triển khai thực hiện dự án ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quá trình triển khai thực hiện và tiếp nhận, quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì kết cấu hạ tầng sau khi dự án hoàn thành.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD).
Tuyến đường sắt này dài 1.541km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua 20 tỉnh thành. Dự án được đầu tư mới với khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.
-
Thông tin mới về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Bình Định
UBND tỉnh Bình Định vừa phát đi Thông báo số 147/TB-UBND truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác chuẩn bị triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh.
-
Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện về đường sắt, đường bộ với Trung Quốc
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, được sự thống nhất của các cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác của Trung Quốc.
-
Việt Nam sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia. Các dự án này có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia.
-
Cuối năm 2026, sẽ khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h, quy mô 67 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.








-
Việt Nam sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia. Các dự án này có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia....
-
Thông tin mới nhất về tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, chạy qua 20 tỉnh thành
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với chiều dài hơn 1.500km, kết nối 20 tỉnh, thành phố từ Hà Nội đến TP.HCM dự kiến được khởi công xây dựng vào cuối năm 2026.
-
Sở Xây dựng Quảng Ngãi thông tin về dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt của Hòa Phát
Theo đề xuất của chủ đầu tư, vị trí khu đất dự kiến đầu tư xây dựng dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất có quy mô khoảng 18,39ha, thuộc Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi....