Trong ngày siêu khuyến mãi lớn nhất trong năm 12/12, bên cạnh nhiều cổ phiếu lớn nhóm bất động sản, chứng khoán, hàng loạt cổ phiếu thép đồng loạt giảm sàn. Một số cái tên thậm chí còn giảm kịch sàn trong tình trạng “trắng bên mua”.
Một loạt cổ phiếu thép của các doanh nghiệp đầu ngành đang chịu áp lực bán mạnh trong ngày sale off 12/12
Đáng chú ý, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là Hòa Phát (-3,13%), Hoa Sen (-6,95%) và Nam Kim (-6,95%) đều bị bán mạnh sau giai đoạn hồi phục nhanh từ đáy. Theo đó, sắc đỏ bao trùm trên gần như toàn bộ cổ phiếu nhóm này phiên hôm nay, thậm chí cổ phiếu HSG của Hoa Sen còn giảm sàn trắng bên mua.
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu HPG đang dừng ở mức 18.600 đồng/cp. Tương tự, cổ phiếu HSG của Hoa Sen là 12.050 đồng/cp, NKG có giá 12.450 đồng/cp.
Loạt cổ phiếu thép cũng đã có dấu hiệu đảo chiều sau nhịp hồi mạnh từ đáy hồi tháng 11/2022
Dù vậy, so với đáy cách đây gần một tháng, hầu hết các cổ phiếu thép đều đã tăng hơn 50-60%. Nhịp tăng khá mạnh gần đây đã đưa các cổ phiếu thép tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong quý 3 vừa qua.
Trên thị trường, một số tín hiệu tích cực cũng đã bắt đầu xuất hiện với ngành thép khi được hỗ trợ bởi đầu tư công và giá nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt.
Theo Chứng khoán VNDirect, với việc Trung Quốc dỡ bỏ giãn cách xã hội sẽ kích thích nhu cầu thép toàn cầu và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ bù đắp phần nào cho việc thị trường bất động sản trì trệ.
Do đó, bất chấp việc giá bán thép vẫn tiếp tục giảm trong tháng 10-11, VNDirect vẫn kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các công ty thép sẽ phục hồi từ quý 4/2022 khi hầu hết hàng tồn kho giá cao đã được ghi nhận vào giá vốn hàng bán của quý trước đó.
Trước đó, doanh thu của 3 doanh nghiệp đầu ngành là Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim ở quý 3/2022 đã giảm 25% so với cùng kỳ và giảm 18% so với quý trước đó khi nhu cầu thép yếu khiến cả sản lượng và giá bán đều giảm. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào như than cốc và thép HRC tăng cao, lãi suất tăng và chênh lệch tỉ giá đã khiến nhiều doanh nghiệp thép ghi nhận lỗ kỷ lục.
Ngoài ra, thị trường bất động sản nhà ở chậm lại trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu thép trong nước giảm đáng kể.
VNDirect cho rằng, khi áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu, nhu cầu thép mới có khả năng tăng trở lại. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thượng nguồn, gồm Hòa Phát, Formosa, Pomina hay hạ nguồn như Nam Kim, Hoa Sen, SMC sẽ được cải thiện đáng kể.
-
Nhóm cổ phiếu thép sẽ phục hồi vào quý 4/2022?
Nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công được dự báo sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy cổ phiếu ngành thép giai đoạn cuối năm 2022.
-
Nhà máy tôn 4.500 tỷ của Nam Kim tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2026, cần thêm 1 năm nữa để đạt công suất tối đa
Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2026 để đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường....
-
Hãng thép 36 năm tuổi tại TP.HCM LÊN TIẾNG về việc liên tiếp thua lỗ, sẽ tiếp tục bán tài sản để duy trì hoạt động?
Kinh doanh thua lỗ cộng thêm khoản công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, Đầu tư Thương mại SMC cho biết sẽ tiếp tục tái cấu trúc doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 để khắc phục việc âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối....
-
Vừa đệ đơn xin từ nhiệm, lãnh đạo một công ty thép top đầu liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu khi thị giá tăng 60%
Bà Nguyễn Thị Nhi - Thành viên HĐQT Công ty CP Ống thép Việt Đức VG PIPE (Mã: VGS) đăng ký bán hơn 1,5 triệu cổ phiếu VGS vì nhu cầu tài chính cá nhân. Đáng chú ý, bà Nhi vừa có đơn xin từ nhiệm vai trò Thành viên HĐQT VGS nhiệm kỳ 2022-2026 từ ngày ...