Đầu tư chứng khoán trở thành một phương án được nhiều doanh nghiệp phi tài chính lựa chọn để sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi, thay vì chỉ gửi ngân hàng như trước đây.
Theo đó, khi chứng khoán lên ngôi, nguồn thu này trở thành cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp, thậm chí còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận. Nhưng kịch bản tích cực đã không xuất hiện trong quý 3/2022 khi thị trường chung lao dốc, ngành thép gặp nhiều khó khăn.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát được ví như "cổ phiếu quốc dân" bởi lượng cổ đông thuộc hàng đông đảo nhất sàn.
Do đó, không bất ngờ khi cổ phiếu HPG lọt vào danh mục của hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường, từ cá nhân đến các tổ chức, từ công ty chứng khoán đến các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí cả những doanh nghiệp "tay ngang".
Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng chục tỷ đồng vì "bắt hụt đáy" cổ phiếu HPG
Chịu tác động riêng của ngành thép và tác động chung của thị trường, thị giá cổ phiếu HPG đã giảm hơn 25%, từ trên 24.550 đồng/cp về mức 16.550 đồng/cp trong quý 2. Đây là nguyên nhân khiến nhiều khoản đầu tư vào cổ phiếu của Hòa Phát bị lỗ nặng.
Đơn cử, CTCP Hóa An là cái tên ôm lỗ nặng nhất với mã cổ phiếu HPG của Hòa Phát. Theo đó, doanh nghiệp khai thác khoáng sản này nắm giữ hơn 2,64 triệu cổ phiếu của Hòa Phát tại thời điểm 30/9. Nếu so với cuối quý 2, Hóa An đã mua thêm 100.000 cổ phiếu HPG và khoản tiền gửi tăng thêm 37 tỷ đồng.
Khoản đầu tư vào HPG có giá gốc gần 80,3 tỷ đồng với mức giá trung bình hơn 30,400 đồng/cp. Nếu soi chiếu theo thị giá HPG đóng cửa ngày 24/10 (16.850 đồng/cp), doanh nghiệp khai thác đá này đang lỗ trên giấy hơn 38% với cổ phiếu HPG, tương đương mức lỗ tuyệt đối là hơn 36 tỷ đồng.
Tương tự, một doanh nghiệp "tay ngang" đầu tư chứng khoán khác là CTCP Đầu tư CMC cũng lỗ nặng do đầu tư vào cổ phiếu HPG.
Cụ thể, CMC ghi nhận đa số các khoản đầu tư cổ phiếu lỗ trong quý 3, ước tính trung bình mất khoảng 30%. Riêng với mã cổ phiếu HPG, doanh nghiệp này trích lập hơn 5,2 tỷ đồng, tương đương cho mức giảm 36% đối với cổ phiếu này. Như vậy, CMC đã rơi vào tình cảnh bắt đáy hụt cổ phiếu HPG quý thứ 2 liên tiếp.
Nhà Đà Nẵng (NDN) đang ôm một lượng lớn cổ phiếu HPG và tạm lỗ. Đơn vị này đã bỏ gần 240 tỷ đồng mua cổ phiếu của Hòa Phát trong quý 2, tuy nhiên, giá trị hợp lý chỉ còn 212 tỷ đồng.
Không riêng gì các tổ chức, nhà đầu tư cá nhân cũng rất khó có lãi với cổ phiếu HPG nếu không bắt đúng đáy.
Trong phiên giao dịch đầu tuần 24/10, cổ phiếu đầu ngành HPG giảm sâu 12,2% so với tuần trước, xuống mức 16.850 đồng/cổ phiếu. Theo đó, đây là mức giá đóng cửa thấp nhất trong vòng gần 2 năm (tính theo giá điều chỉnh) của cổ phiếu đầu ngành thép này.
-
Giá cổ phiếu Hòa Phát về vùng thấp nhất chưa từng có
So với mức giá cao nhất từng đạt được từ tháng 10/2021, thị giá hiện tại của HPG của Hòa Phát giảm hơn 61%, xuống mức 16.8500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua.
-
Bức tranh lợi nhuận kém sắc của ngành thép quý 3.2022
Từ các "ông lớn" Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều báo lỗ nặng, thậm chí lỗ kỷ lục trong quý 3.2022 khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chu kỳ.
-
“Soi” lời lãi doanh nghiệp trong phân khúc đang “nóng” nhất thị trường bất động sản
Nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng làm cho bức tranh tài chính của các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp khởi sắc trong quý 3/2022.
-
CII khẳng định không có dư nợ vay hoặc trái phiếu đối với các dự án bất động sản
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo tình hình kinh doanh của công ty.