Bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều triển vọng khi nhu cầu thuê đất và giá thuê tăng.
Trong báo cáo Industrial Insider, Savills Việt Nam cho biết nguồn cung bất động sản công nghiệp tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM đã được lấp đầy gần như hoàn toàn. Tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cả nước đạt bình quân 80%, tương đương cuối năm 2020.
Cụ thể, ở miền Bắc, tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đã chạm mức 96%, tại Hưng Yên đạt tỉ lệ 77%. Hải Phòng hiện ở mức thấp nhất trong các tỉnh trọng điểm với 68%, nhưng nguyên nhân đến từ việc dự án Deep C Hải Phòng III chỉ mới ra mắt.
Trong khi đó, ở khu vực phía nam, tỉ lệ lấp đầy tại 6 tỉnh thành trọng điểm đạt đến 84%. Bình Dương với hơn 7.000 hecta đất công nghiệp đã được lấp đầy trên 90%. Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An đã có những dự án mới gia nhập thị trường, còn TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai hiện đều khan hiếm nguồn cung.
Tương tự, theo Colliers (Việt Nam), thị trường bất động sản công nghiệp tại TP. HCM sôi động trong quý 3/2022 với tỷ lệ lấp đầy ổn định ở mức 91%. Với mức giá bình quân 200 USD/m2/kỳ hạn, giá thuê trung bình ở TP.HCM tăng 6% so với quý trước dù không ghi nhận nguồn cung mới.
Nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng làm cho bức tranh tài chính của các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp khởi sắc trong quý 3/2022.
Bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều triển vọng
Chẳng hạn, Tổng Công ty Idico công bố kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 2.053 tỉ đồng, tăng vọt 128% so với cùng kỳ. Kết quả quý 3, Idico báo lãi sau thuế đạt 614 tỉ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng, nhà phát triển bất động sản công nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 7.034 tỉ đồng, gấp 2m2 lần cùng kỳ. Lãi sau thuế 9 tháng cũng tăng 4,4 lần lên 2.365 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.104 tỉ đồng.
Trong năm 2022, công ty này dự kiến tổng doanh thu 3.347,2 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.333,1 tỉ đồng. Như vậy, 9 tháng, IDICO thực hiện được 210% mục tiêu doanh thu và 128% mục tiêu lợi nhuận năm.
Một doanh nghiệp khác là Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2022 hơn 203 tỉ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, doanh thu tài chính tăng 128% so với cùng kỳ và lãi từ công ty liên kết, liên doanh 1.997 tỉ đồng giúp công ty báo lãi sau thuế quý 3/2022 ở mức 1.936 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng, KBC đạt doanh thu thuần 1.289 tỉ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ và lãi sau thuế đạt 2.135 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex) ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2022 tăng đột biến lên hơn 2.263 tỉ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Becamex không thuyết minh cụ thể mà chỉ ghi nhận doanh thu kinh doanh bất động sản và bất động sản đầu tư đạt 1.843 tỉ đồng.
Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành cũng công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 101 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngoài doanh thu cho thuê nhà xưởng, doanh thu cho thuê đất, doanh nghiệp này còn ghi nhận doanh thu kinh doanh xăng dầu.
Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ của công ty tăng 144% đạt 21 tỉ đồng, trong đó cổ tức được chia chiếm 18,2 tỉ đồng. Doanh thu tài chính tăng mạnh giúp lợi nhuận sau thuế quý 3 của Sonadezi Long Thành tăng 41%, đạt 40 tỉ đồng. Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 304,6 tỉ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 79,6 tỉ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài các “ông lớn” kể trên, các doanh nghiệp còn lại trong ngành cũng có những kết quả tích cực. Nếu xét doanh nghiệp có lợi nhuận tính bằng lần so với cùng kỳ, thì có thể kể đến Công ty CP Long Hậu, Công ty CP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa khi lợi nhuận ròng của 2 doanh nghiệp này lần lượt gấp hơn 4 lần và 6 lần so với quý 3/2021.
Trong báo cáo chiến lược quý 3/2022, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) duy trì triển vọng tích cực đối với phân khúc bất động sản khu công nghiệp dựa trên nhiều yếu tố thuận lợi như vị trí địa lý, tình hình vĩ mô tương đối ổn định so với khu vực, nguồn lao động trẻ và dồi dào, nhiều hiệp định thương mại được ký kết,...
Ông Chí Vũ, Trưởng phòng Kinh doanh - Dịch vụ Khu công nghiệp, Colliers (Việt Nam), nhận định sự phát triển cơ sở hạ tầng và logistics tại Việt Nam giúp các quy trình sản xuất hàng loạt cũng như vận chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn. Qua đó, nhu cầu tìm kiếm địa điểm thuê trong các khu công nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh kể từ quý 2/2022 và xu hướng này sẽ kéo dài đến năm sau.
-
ACBS: Giá thuê bất động sản khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là ở phía Nam
Trong báo cáo chiến lược quý 3/2022, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng do diện tích đất hạn chế và nhu cầu ổn định từ các công ty nước ngoài nên giá thuê bất động sản khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là ở phía Nam do nguồn cung mới ở phía Bắc nhiều hơn phía Nam.
-
Một doanh nghiệp “để mắt” đến 7 khu công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Chiều 7/5, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
-
Dự kiến có 24 KCN đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu khẩn trương gỡ vướng giải phóng mặt bằng cho các dự án điện
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị EVN phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án điệ...
-
Dự kiến mở thêm 8 KCN mới, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương khẩn trương gỡ vướng quy hoạch, mặt bằng cho các dự án điện
Theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã công bố, tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm 8 khu công nghiệp mới với tổng diện tích quy hoạch hơn 6.589 ha.