Dù đã chuyển về nhà mới được hơn một năm, nhưng khi chia sẻ hành trình mua nhà, anh Trung vẫn xem đó quyết định liều lĩnh nhất trong đời.
Đậu đại học, anh Trung cùng 2 người bạn lần đầu tiên thuê phòng trọ trong một con hẻm gần trường. Căn hộ chỉ rộng 12m2, có một cửa sổ nhỏ và gác xép. Nhưng vì con trai cũng không có nhiều đồ, ba người vẫn chấp nhận ở để tiết kiệm nhất.
Ở được hai tháng, thấy bất tiện anh Trung chuyển ra thuê trọ ở một mình. Thay vì mất 500.000 đồng/tháng, anh Trung phải đóng 1,5 triệu đồng, nhưng đổi lại anh được sống thoải mái hơn.
“Trong suốt 4 năm đại học cho đến lúc ra trường đi làm, tôi liên tục chuyển chỗ ở. Có năm tôi chuyển hàng chục lần, nhưng xem đó là sự trải nghiệm thú vị, bởi cảm giác lúc nào cũng được ở nhà mới. Tuy nhiên, từ khi kết hôn và có con, tôi lại thấy việc chuyển chỗ ở là cực hình. Có con nhỏ nhiều đồ đạc và yêu cầu chỗ ở cũng phải cao hơn nên quá trình tìm nhà cũng vất vả hơn. Thời điểm đó, trong tôi lúc nào cũng khao khát có một căn nhà riêng, nhưng đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng cũng chỉ đủ chi trả cho mức sống hiện tại, không có dư” – anh Trung chia sẻ.
Mặc dù muốn có nhà, nhưng anh Trung cho hay vợ chồng anh rất sợ nợ nần nên định gom góp đủ tiền mới mua nhà. Tuy nhiên, một người bạn của anh nói nếu cứ chờ đợi sẽ chẳng bao giờ có nhà để ở thì anh mới nghiêm túc suy nghĩ về vấn để này.
Nếu giữ suy nghĩ thu nhập ít, một tháng phải áp lực trả nợ thì sẽ không bao giờ có được tổ ấm riêng - Anh Trung chia sẻ.
Anh Trung cho hay: "Vợ chồng tôi đã mất một đêm để suy nghĩ và đi đến quyết định là mua nhà. Lúc đó, tài sản của hai vợ chồng chỉ có đúng 120 triệu đồng, nếu vay thêm người thân, bạn bè cũng được hơn 100 triệu nữa. Với số tiền eo hẹp này, chúng tôi chỉ có thể mua được một căn hộ xa trung tâm và diện tích vừa phải. Cuối cùng sau một tuần ròng rã, chúng tôi đã chốt mua một căn hộ 58m2 tại quận 12 với giá 1,2 tỉ đồng”.
Theo đó, anh Trung vay ngân hàng 1 tỉ đồng với lãi suất thời điểm đó là 10% trong 25 năm. Trung bình mỗi tháng phải trả 9 triệu đồng theo hình thức cố định.
“Để có tiền trả nợ mua nhà, tôi phải làm song song hai công ty một lúc. Cứ thế, chỉ sau 3 năm, tôi đã được một nửa số nợ và cố gắng tất toán trước hạn để không phải mất nhiều lãi. Từ khi mua nhà, vợ chồng tôi cũng hạn chế được chi tiêu những thứ không cần thiết và có thêm động lực để kiếm thêm thu nhập. Nếu cứ giữ suy nghĩ thu nhập ít quá, tích lũy cũng không bao nhiêu, một tháng phải đối mặt với áp lực trả nợ… thì chắc đến tận bây giờ tôi vẫn chưa thể có được tổ ấm riêng” – anh Trung cho biết thêm.
-
Có bị áp lực khi tất tay mua nhà ở tuổi 28?
Khi tiết kiệm được 1,5 tỉ đồng sau 10 năm làm việc, Hải Ninh (32 tuổi, Hà Tĩnh) quyết định tất tay mua căn hộ 60m2.
-
Giải bài toán mua nhà cho gia đình trẻ cùng Akari City
Cộng hưởng nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường, Akari City với chính sách thanh toán nhẹ nhàng, giải pháp tài chính thiết thực từ chủ đầu tư… đang mở ra cơ hội an cư sáng giá dành cho các hộ gia đình.
-
Tiết lộ cách phân bổ tài chính của nữ kế toán 9X: Lương chục triệu, nuôi con nhỏ vẫn có thể mua nhà
Mỗi tháng thu nhập hai vợ chồng Nguyễn Thúy (SN 1991, Thanh Hóa) dao động khoảng 20 triệu đồng, phải nuôi hai con nhỏ nhưng cả hai vẫn cố gắng cân đối, lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu mua nhà....
-
Thấy nhà chồng chi tiêu tiết kiệm tưởng bình thường hóa ra giàu “nứt đố đổ vách”, cho hẳn bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ
Thấy chồng chi tiêu đơn giản, tiết kiệm, Trà Mi (SN 1990, Bắc Giang) vẫn nghĩ nhà chồng ở mức khá chứ không giàu. Nhưng không ngờ anh sẵn sàng cho bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ đồng khi cô đề cập.
-
Muốn trả được nợ vay mua nhà, chỉ có hai cách!
“Nếu không liều mình và chấp nhận chịu khổ thì giấc mơ mua nhà không bao giờ thành hiện thực, nhất là những người từ quê lên thành phố cùng đôi bàn tay trắng như mình” – Kim Oanh chia sẻ sau 5 năm làm việc không ngừng nghỉ để có tổ ấm đầu tiên....