21/11/2016 2:20 PM
CafeLand - UBND TP đã chấp thuận giao Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 - Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng 168 lập đề xuất dự án Xây dựng đường Vành đai 2 (đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh) theo hình thức đối tác công tư - PPP (Hợp đồng BT).

Bản đồ tuyến Vành đai 2, TP.HCM. Đoạn màu xanh (ngã ba Linh Đông – nút giao thông Gò Dưa) dài có chiều dài 2,7 km kết nối quốc lộ 1A với đường Phạm Văn Đồng

Đường Vành đai 2 bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, qua cầu Phú Mỹ xuống ngã tư Bình Thái, chạy đến ngã tư Gò Dưa nối vào Quốc lộ 1A, đi qua nút giao Tân Tạo, theo đường Hồ Học Lãm và Ba Tơ để khép vào đường Nguyễn Văn Linh. Cho đến nay, tuyến đường Vành đai 2 vẫn còn "hở" đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến nút giao thông Gò Dưa (dài 9 km) và từ ngã ba An Lập (Quốc lô 1) đến đường Nguyễn Văn Linh (dài 5,2 km).

Riêng đoạn Rạch Chiếc 2 đến nút giao thông Gò Dưa lại chia thành 4 dự án nhỏ (cầu Rạch Chiếc 2, đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến ngã tư Bình Thái – xa lộ Hà Nội, đoạn ngã tư Bình Thái đến ngã ba Linh Đông và từ ngã ba Linh Đông – nút giao thông Gò Dưa).

Khi tham gia vào tuyến Vành đai 2 đoạn từ ngã ba An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hạ Tầng và Đô Thị Dầu Khí (Petroland) đã xin đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng- chuyển giao). Vốn đầu tư dự kiến vào khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.

Tháng 6/2011, UBND Tp.HCM đã yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2.000 đối với 2 khu đất nằm ở huyện Bình Chánh và Nhà Bè nhằm xem xét việc “đổi đất lấy hạ tầng” với Petroland.

Petroland cũng đã đề xuất với Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố về quỹ đất cho nhà đầu tư khai thác hoàn vốn trước khi cơ quan này trình UBND thành phố.

Tuy nhiên, vào tháng 07/2012, Petroland đã có văn bản báo cáo không tiếp tục triển khai dự án và kiến nghị chuyển cho công ty mẹ là Tổng Công ty xây lắp Dầu khí thực hiện.

Liên danh Phát Đạt – IDIC 620 – Xây dựng 168 đầu tư Cầu Thủ Thiêm 4

Trong văn bản giải trình bổ sung việc đầu tư xây dựng Cầu Thủ Thiêm 4 gửi tới Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2016, UBND TP.HCM đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận cho địa phương này được đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 (với khẩu độ, tĩnh không là BxH=80x10m) theo hình thức đối tác công tư (loại Hợp đồng BT) và cho phép thành phố được quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư (Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng 620 - Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 168) làm nhà đầu tư thực hiện dự án, theo thẩm quyền được quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Chủ đề: Các dự án BT, BOT
N.Đăng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.