Phiên họp cũng cho ý kiến vào Dự thảo báo cáo công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Đây là phiên họp thứ hai của Đảng ủy Quốc hội về nội dung này, sau phiên họp đầu tiên vào ngày 17/3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp. Ảnh: Quốc hội
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết theo yêu cầu của Bộ Chính trị, hạn gửi Văn phòng Trung ương để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến là rất gấp.
Tính chất nội dung công việc rất hệ trọng, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, về mặt yêu cầu cần thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, hiệu quả, đòi hỏi quy trình, thủ tục cần chặt chẽ, bảo đảm, chất lượng, trên cơ sở tính đổi mới, tư duy đột phá. Về cơ chế phải bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và ý kiến Nhân dân.
“Theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải tiến hành lấy kiến Nhân dân. Dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày, thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, tháng 6”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch Quốc hội cho biết Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội rất quan tâm. Sau cuộc họp ngày 17/3 đến nay, chỉ trong vòng 6 ngày, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội đã họp trở lại lần thứ 2 về nội dung này.
“Chúng ta sẽ không tính họp bao nhiêu lần, mà sẽ họp liên tục, họp tới chừng nào đã chín, đã rõ, thì sẽ tổng hợp trình báo cáo các cơ quan. Không chỉ mỗi Ban Thường vụ Quốc hội họp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban Đảng, các cơ quan Mặt trận, Viện Kiểm sát nhân dân… cũng họp liên tục”, ông Mẫn nói.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong những ngày qua, Thường trực Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp đã chủ trì, phối hợp khẩn trương, gấp rút nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Đề án tập trung ở 6 nhóm vấn đề; dự thảo Báo cáo đã tập trung rà soát 58 văn bản của Đảng, 12 điều khoản Hiến pháp năm 2013, 421 văn bản pháp luật. Dự thảo Đề án, rất công phu, gồm 9 loại tài liệu; Dự thảo Báo cáo rõ các phương án đề xuất và hệ thống 03 phụ lục.
Đến thời điểm này, Chủ tịch Quốc hội cho biết dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Dự thảo báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được xây dựng rất công phu, bài bản; sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đã trách nhiệm hơn, ý kiến gửi về đủ, chủ động, bảo đảm tiến độ.
“Đã có 16 cơ quan, tổ chức gửi lại ý kiến và đều tán thành với nội dung cơ bản của Đề án”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội đã nghe đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trình bày tóm tắt dự thảo tờ trình đề án và dự thảo báo cáo.
-
NÓNG: Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 30/8
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dự kiến chúng ta sẽ tập trung sáp nhập tỉnh và hoàn thành trước ngày 30/8, để vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bắt đầu từ ngày 1/9.
-
Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
-
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập đã được xác định.








-
Chính sách nhà ở công vụ được thực hiện thế nào sau sắp xếp đơn vị hành chính?
Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 3089/BXD-QLN hướng dẫn về việc thực hiện chính sách nhà ở công vụ sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
-
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã năm 2025
Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.
-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.